Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

HĐND / Hoạt động giám sát HĐND

A+ | A | A-

Phát huy vai trò giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu HĐND

Người đăng: phoban Ngày đăng: 11:07 | 15/03 Lượt xem: 659

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh (Tổ đại biểu) là một bộ phận của HĐND, có vai trò là cầu nối, là “cánh tay nối dài” của HĐND, Thường trực HĐND với cử tri. Hoạt động giám sát của Tổ đại biểu cũng được hướng dẫn tại Điều 18 Nghị quyết 594 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và điều kiện thực tế tại địa bàn, Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của HĐND, Thường trực HĐND hoặc chủ động thực hiện giám sát theo thẩm quyền của Tổ đại biểu HĐND và báo cáo Thường trực HĐND”.



Tổ đại biểu số 01 của HĐND tỉnh khảo sát sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa) bị bỏ hoang tại Hội An.

Trong những năm gần đây, hoạt động của Tổ đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam nói chung, hoạt động giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu nói riêng được phát huy vai trò, mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND. Hằng năm, Tổ đại biểu đều tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề. Cụ thể, năm 2022, thực hiện giám sát chuyên đề về “Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn do Tổ phụ trách”. Năm 2023, tổ đại biểu HĐND tỉnh được giao thực hiện giám sát: (1) đối với các huyện đồng bằng giám sát “Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa) bị bỏ hoang giai đoạn 2021 - 2023” ; (2) đối với các huyện miền núi giám sát “Tình hình triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư miền núi Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 của HĐND tỉnh”.

Căn cứ quyết định thành lập các Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu xây dựng Kế hoạch giám sát, xác định cụ thể đối tượng giám sát trực tiếp, giám sát qua báo cáo; khảo sát thực tế các cơ sở, đơn vị liên quan để thu thập thông tin, tư liệu... Nhìn chung, công tác giám sát, khảo sát chuyên đề được Tổ đại biểu HĐND tỉnh triển khai đảm bảo kế hoạch đề ra; phương thức giám sát tiếp tục đổi mới, thu thập, đối chiếu, phân tích thông tin giám sát bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua giám sát đã nêu rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân và kiến nghị đối với từng cấp, từng ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, khắc phục trong quá trình quản lý, điều hành. Qua báo cáo kết quả các Tổ đại biểu, HĐND tỉnh ghi nhận kết quả, ban hành nghị quyết về thực hiện kiến nghị, đề xuất của Tổ đại biểu.

Tuy vậy, hoạt động giám sát của Tổ đại biểu thời gian qua vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm khắc phục, điều chỉnh: Một số đại biểu kiêm nhiệm vừa là chủ thể thực hiện giám sát, vừa là đối tượng chịu sự giám sát nên còn lúng túng trong việc thực hiện trách nhiệm của mình; thành viên Tổ chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, tham gia hoạt động giám sát. Hoạt động của một số ít Tổ đại biểu còn thiếu chủ động, chưa phát huy hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; việc tổ chức họp Tổ chưa thường xuyên; việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các cuộc giám sát của Tổ đại biểu còn hạn chế; việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh chưa nhiều,...

Do đó, để phát huy vai trò của Tổ đại biểu trong hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh thời gian đến cần chú trọng một số nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường vai trò của Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng hoạt động của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu, những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ở địa phương. HĐND, Thường trực HĐND tỉnh nắm bắt, xác định đúng nội dung giám sát chuyên đề sát với vấn đề tồn tại của Tổ đại biểu trên địa bàn hoạt động.


Tổ đại biểu số 01 của HĐND tỉnh giám sát tại UBND thị xã Điện Bàn.

Thứ hai, phát huy vai trò của Tổ trưởng, Tổ phó các Tổ đại biểu HĐND tỉnh trong việc lựa chọn đề xuất nội dung giám sát; xây dựng Kế hoạch, lựa chọn đối tượng giám sát, khảo sát phù hợp để có căn cứ tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát có tính bao quát, chặt chẽ, đạt chất lượng.

Thứ ba, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND cần tăng cường theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát; trong trường hợp cần thiết, đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát, kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri để làm cơ sở báo cáo Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo hoạt động giám sát của HĐND.

Thứ tư, chú trọng công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động tới các Tổ đại biểu như: Kỹ năng hoạt động thẩm tra, giám sát, tiếp xúc cử tri, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các Tổ đại biểu HĐND tỉnh hoặc giữa Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện giúp đại biểu có thêm kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Tác giả: Vinh Phạm

[Trở về]

Các tin khác: