Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Phát triển công nghiệp trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 14:13 | 19/03 Lượt xem: 122

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đề ra là phát triển công nghiệp bền vững. Nội dung này cũng được nhấn mạnh trong phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phải phát triển công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo và trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế. 

Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công nghiệp trong sự phát  triển chung của tỉnh


Xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp, trong những năm qua Quảng Nam đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các chỉ tiêu liên quan vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế như: tỉ lệ của giá trị gia tăng của công nghiệp trên tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) hay tỷ lệ của lao động công nghiệp trong tổng lao động đã tăng đáng kể. Quy mô và cơ cấu kinh tế Quảng Nam đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành tỉnh có tiềm lực kinh tế, thị trường thu hút các dự án đầu tư và đóng góp cho ngân sách trung ương. Quảng Nam cũng đã hình thành tiềm lực công nghiệp vượt trội so với nhiều tỉnh trong vùng và cả nước, có sự đa dạng về các ngành công nghiệp và sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.

Trong giai đoạn đến, Quảng Nam vẫn xác định vai trò quan trọng của công nghiệp trong sự phát triển chung của tỉnh. Chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XXII đề ra: đến năm 2025 tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 35,8 - 36% GRDP của tỉnh. Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) cũng nêu rõ :"Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế trên nền tảng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị của toàn cầu. Kết hợp giữa nội lực với ngoại lực, phấn đấu một số ngành, lĩnh vực thuộc nhóm dẫn đầu cả nước như công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí; công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, dược liệu; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; dịch vụ du lịch" và đề ra ra mục tiêu đến năm 2030 tỉ trọng khu vực này chiếm 37,5 - 37,8% GRDP của tỉnh.

Quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh cũng nhấn mạnh: phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, hài hòa với tự nhiên, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh. Phát triển ngành ngành công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyên môn hóa, tự động hóa cao; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo và trở thành trụ cột chính trong nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản phẩm cơ khí, điện, điện tử; hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gắn với dịch vụ hậu cần, logistic cảng biển, sân bay, đường sắt. Thúc đẩy phát triển dự án Trung tâm điện khí miền Trung gắn với các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng và sản phẩm sau khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tạo động lực phát triển mới cho tỉnh và vùng.

Phấn đấu ngành công nghiệp ô tô thuộc nhóm dẫn đầu cả nước 

Phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp


Muốn phát  triển công nghiệp, trước hết phải phát  triển hạ tầng các khu, cụm công nghiêp. Theo Quy hoạch tỉnh thì phải ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao, tự động hóa, giá trị gia tăng cao, đóng góp ngân sách lớn. Đổi mới công nghệ, phát triển hợp lý, bền vững các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến silica, may mặc, thời trang, đồ uống, hàng tiêu dùng, công nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm gỗ. Đầu tư các cụm công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi để phát triển các ngành công nghiệp gắn với giải quyết lao động, nguyên liệu tại chỗ; hạn chế tiếp nhận các ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm. Theo phương án đã được phê duyệt, Quảng Nam sẽ rà soát, điều chỉnh quy mô các khu công nghiệp đang triển khai, loại bỏ phần diện quy hoạch không phù hợp, tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng và thu hút đầu tư. Bổ sung các khu công nghiệp mới tại Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức, Phú Ninh, Tiên Phước, gắn với hành lang các tuyến quốc lộ, cao tốc trên địa bàn tỉnh và các tuyến tỉnh lộ thuận lợi. Các khu công nghiệp phía Đông đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phát triển theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, tập trung thu hút các ngành công nghiệp hạn chế phát thải ra môi trường, có giá trị gia tăng cao, sử dụng đất và năng lượng tiết kiệm. Dự kiến sẽ phát triển 20 Khu công nghiệp với tổng diện tích: 10.165,80. Trong đó: trong Khu kinh tế mở Chu Lai: 7 khu, thuộc 03 huyện, thành phố: Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành  với diện tích 4.554,46 ha; ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai là 13 khu với diện tich 5.611,34 ha.

Xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện phát triển công nghiệp của tỉnh

Nếu các khu công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong phát triển công nghiệp của tỉnh thì các cụm công nghiệp giữ vai trò động lực trong phát triển công nghiệp - dịch vụ của các huyện, thị xã, thành phố. Do vậy, Quy hoạch tỉnh cũng đã nêu phương án phát triển cụm công nghiệp là sắp xếp và phân bố các cụm công nghiệp hợp lý gắn với các chính sách, giải pháp quản lý, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, hiệu quả sử dụng đất, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm tại chỗ. Bố trí các cụm công nghiệp gần với các nguồn nguyên liệu, đảm bảo khoảng cách phù hợp với các khu đô thị và khu dân cư. Bổ sung các cụm công nghiệp gắn với chế biến nông lâm sản, dược liệu, khoáng sản, vật liệu xây dựng tại khu vực các huyện miền núi hoặc các xã miền núi thuộc khu vực đồng bằng. Quản lý chặt chẽ việc xử lý môi trường tại các cụm công nghiệp. Chuyển đổi hình thức nhà nước đầu tư quản lý cụm công nghiệp sang hình thức nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp; hạ tầng bên trong cụm công nghiệp do doanh nghiệp đầu tư, quản lý, khai thác. Theo Quy hoạch, tỉnh sẽ phát triển 114 cụm công nghiệp, với diện tích 3.180 ha tại 18 huyện, thị xã, thành phố.

Tác giả: Nguyễn Nhật Hòa

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác: