Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Đoàn ĐBQH tỉnh / Xây dựng pháp luật

A+ | A | A-

Còn hạn chế trong tiến độ triển khai thực hiện chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh các tháng cuối năm 2021

Người đăng: banbientap Ngày đăng: 9:19 | 13/10 Lượt xem: 13529

Đó là một trong các nội dung của Báo cáo tiến độ triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2021 và năm 2022 mà Ủy ban Pháp luật của Quốc hội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 06/10/2021 vừa qua.

Cụ thể, theo Ủy ban Pháp luật, mặc dù Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vừa mới được xem xét thông qua, nhưng trong thời gian ngắn, Chính phủ đã có đề nghị điều chỉnh, bổ sung đối với nhiều dự án, đặc biệt có dự án vừa được đưa vào Chương trình đã đề nghị điều chỉnh lùi thời gian như Luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; có dự án trình sát thời gian khai mạc kỳ họp như Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự (gọi tắt là Dự án Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật); có dự án đã được đưa vào Chương trình Kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ gửi các cơ quan Quốc hội để thẩm tra. Bên cạnh đó, việc gửi Kế hoạch soạn thảo của các cơ quan chủ trì soạn thảo đối với các dự án luật trong Chương trình theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội còn chậm; một số cơ quan chưa thực hiện việc gửi báo cáo định kỳ.


 
Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2021

Từ những hạn chế nêu trên, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm Chương trình đã được Quốc hội quyết định, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị dự án luật; nghiên cứu, đánh giá chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bảo đảm chất lượng trước khi đề nghị đưa vào Chương trình, không để tình trạng vừa đưa vào Chương trình lại đề nghị lùi, rút khỏi Chương trình; gửi hồ sơ dự án sớm để bảo đảm đủ thời gian để các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu thẩm tra, bảo đảm chất lượng.

Được biết, ngoài các dự án luật đã có trong Chương trình, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 202 dự án Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật và 04 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, 01 dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

Tác giả: Văn Phong

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website