Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Đoàn ĐBQH tỉnh / Hoạt động giám sát

A+ | A | A-

Đề xuất sửa đổi chính sách đất đai nhằm chống thất thu ngân sách

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 14:24 | 08/04 Lượt xem: 14485

Sáng ngày 07/4, đồng chí Dương Văn Phước – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” tại Sở Tài chính; cùng với những kết quả tích cực, nhiều bất cập, hạn chế và nguy cơ lãng phí, thất thu ngân sách nhà nước đã được thẳng thắng nhìn nhận, nhiều chính sách về đất đai được lãnh đạo Sở Tài chính kiến nghị sửa đổi nhằm đảm bảo tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thất thu ngân sách.
 
Quang cảnh buổi giám sát

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2021, công tác quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thường xuyên thực hiện, qua nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra, đã tiết kiệm được 5.385.825,93 triệu đồng và 4.387.418m2 đất, trong đó: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo chủ trương của Chính phủ để thực hiện cải cách tiền lương đạt 2.239.247 triệu đồng; tiết kiệm tại các cơ quan được giao quyền tự chủ (chi thường xuyên): 632.241,32 triệu đồng; tiết kiệm thông qua công tác thẩm định, phân bổ dự toán ngân sách:190.159,4 triệu đồng; tiết kiệm thông qua quản lý tài chính đầu tư xây dựng cơ bản (kể cả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành): 1.713.602,59 triệu đồng; tiết kiệm thông thẩm định mua sắm, sửa chữa tài sản: 59.115,62 triệu đồng; tiết kiệm thông qua phát hiện các khoản sai phạm trong công tác thanh tra, kiểm tra 375.172 triệu đồng và 4.387.418m2 đất; cắt giảm dự toán đầu tư công do hụt thu: 95.200 triệu đồng; tiết kiệm do thực hiện sắp xếp lại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh 81.088 triệu đồng.

Bên cạnh các kết quả đạt được, còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong công tác triển khai thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các địa phương, cơ quan, đơn vị như việc chấp hành kỷ luật tài chính, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong công tác chi ngân sách còn chưa đảm bảo dẫn đến hiệu quả sử dụng chưa cao; xảy ra nhiều hạn chế, vi phạm trong quá trình quản lý tài chính đầu tư công, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phương, đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều có sai phạm trong phê duyệt dự án, thẩm định, lập dự toán sai định mức, tiêu chuẩn, công tác nghiệm thu thiếu chặt chẽ, thi công ở một số hạng mục không đúng với thiết kế được duyệt…; việc phân bổ, giải ngân một số nguồn vốn chưa kịp thời, dẫn đến chuyển nguồn sang năm sau hoặc điều chuyển sang dự án khác còn lớn (trong giai đoạn 2016-2021 đã thực hiện chi chuyển nguồn 64.088.303 triệu đồng/ tổng chi ngân sách là 179.038.999 triệu đồng, tỉ lệ lên đến 35,8%); việc quản lý sử dụng tài sản công ở một số cơ quan, đơn vị còn lỏng lẻo, chưa tuân thủ quy định; công tác quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn nhiều tồn tại, tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

Về một số giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thất thu ngân sách nhà nước, Đồng chí Đặng Phong – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính đề xuất Đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ bãi bỏ hẳn hình thức cho thuê đất trả tiền một lần vì cơ chế này sẽ tạo ra nhiều nguy cơ thất thu ngân sách, bởi với việc tiền cho thuê đất được tính tại thời điểm cho thuê trong khi thời gian cho thuê lên đến vài chục năm và tình trạng giá đất tăng đột biến hiện nay sẽ gây lãng phí nguồn lực rất lớn; quy định nghiêm khắc việc thu hồi đất đối với các dự án được cho thuê đất nhưng chậm tiến độ thực hiện theo hướng không cho phép gia hạn với các trường hợp chậm tiến độ; quy định chế tài nghiêm khắc, thậm chí có thể xem xét tịch thu bất động sản đối với các trường hợp kê khai giá chuyển nhượng bất động sản thấp hơn giá bán thực tế, đồng thời các tổ chức công chứng nếu có liên quan cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về hành vi này; đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản cần áp dụng tỷ lệ thu thuế phù hợp thay vì hình thức doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, các cơ quan nhà nước chỉ thực hiện chức năng hậu kiểm như hiện nay…

Tác giả: Văn Phong

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website