Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Chương trình hoạt động HĐND

A+ | A | A-

Quy định về chế độ chính sách phải đảm bảo tính đồng bộ

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 15:21 | 08/04 Lượt xem: 2493

Chủ trì phiên làm việc của Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến về các Đề án trình kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa X trên lĩnh vực nội vụ, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Phan Việt Cường đề nghị cơ quan tham mưu hoàn chỉnh nội dung, đảm bảo các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở phải thống nhất, đồng bộ, giải quyết các bất cập từ thực tiễn và phù hợp thẩm quyền HĐND tỉnh.


Chủ tịch HĐND tỉnh cho ý kiến về nội dung các đề án

Bổ sung chức danh và nâng mức bồi dưỡng

Đề án về sửa đổi, bổ sung chức danh, mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND của HĐND là 01 trong số các nội dung do Sở Nội vụ tham mưu UBND trình HĐND tại kỳ họp thứ 7 sắp đến. Báo cáo tại phiên họp, bà Trần Thị Kim Hoa Giám đốc Sở Nội vụ cho biết Đề án tập trung 04 vấn đề chính, gồm: (i) bổ sung chức danh và quy định mức bồi dưỡng đối với Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố ở thôn, tổ dân phố loại I; (ii) nâng mức bồi dưỡng hằng tháng đối với 05 chức danh hiện hành tại Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND; (iii) bổ sung quy định hỗ trợ BHYT với mức 3% mức lương cơ sở/người/tháng đối với người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố; (iv) nâng mức phụ cấp, mức bồi dưỡng kiêm nhiệm các chức danh từ 50% lên 70%.

Cơ sở đề nghị sửa đổi, bổ sung 04 nội dung trên là từ thực tế qua thời gian triển khai các Nghị quyết của HĐND tỉnh với mục đích khắc phục các bất cập về quy định tổ chức với quy định về chế độ bồi dưỡng (Thông tư 14/2018 của Bộ Nội vụ quy định thôn, tổ dân phố loại I trong trường hợp cần thiết có Phó thôn/phó tổ trưởng tuy nhiên Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND lại chưa quy định mức bồi dưỡng); tạo điều kiện tốt nhất để các chức danh người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố an tâm công tác, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Dự kiến kinh phí phải chi thêm để thực hiện các đề xuất này mỗi năm là 33 tỷ đồng.

Đa số đại biểu tham dự phiên họp đều thống nhất cao chủ trương điều chỉnh Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND và đánh giá cao công tác chuẩn bị Đề án của Sở Nội vụ. Tuy nhiên, nhiều đại biểu lưu ý việc sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở ngoài việc giải quyết các bất cập, hạn chế phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Cụ thể quy định về mức bồi dưỡng hằng tháng đối với chức danh bổ sung cần thống nhất với các chức danh đã có (cùng một mức 600.000 đồng/người/tháng). 

Đối với đề nghị về nâng mức phụ cấp, mức bồi dưỡng kiêm nhiệm từ 50% lên 70%, nhiều đại biểu đề nghị đánh giá cụ thể hơn các tác động, phân loại theo từng nhóm để có quy định phù hợp. Bởi lẽ nếu quy định chung một mức thì sẽ có trường hợp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được khoán quỹ phụ cấp 5,0 rất cao, tạo chênh lệch lớn với các chức danh khác (cả ở xã và thôn được khoán quỹ phụ cấp 3,0).

Cho ý kiến về Đề án này, đồng chí Phan Việt Cường đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu góp ý của các đại biểu dự họp, hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết theo hướng tương đồng về chính sách giữa các đối tượng. Riêng nội dung quy định về mức phụ cấp, mức bồi dưỡng kiêm nhiệm đề nghị đánh giá thêm và chưa trình kỳ họp này điều chỉnh. Đồng chí Phan Việt Cường cũng lưu ý, khi HĐND tỉnh ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02/2020 thì số lượng người, mức bồi dưỡng đối với các chức danh tăng lên khá cao. Do vậy cần chú trọng các giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của các chức danh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời, giao Sở Nội vụ nghiên cứu tham mưu quy định về khung bố trí kiêm nhiệm các chức danh phù hợp đặc thù khu vực, vùng miền để các địa phương vận dụng thực hiện đảm bảo yêu cầu vừa tinh gọn vừa hiệu quả.

Thực hiện đúng thẩm quyền HĐND

Đề án quy định chế độ hỗ trợ cho cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, bản trên địa bàn tỉnh cũng là 01 nội dung quy định về chế độ, chính sách ở cơ sở do Sở Nội vụ tham mưu. 

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh quy định cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, bản làm việc tại các thôn đặc biệt khó khăn hưởng mức hỗ trợ 800.000 đồng/người/tháng (mỗi thôn ĐBKK có 02 người). Đối với thôn, tổ dân phố còn lại thì bố trí 01 người và hưởng mức hỗ trợ 600.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra còn hỗ trợ BHYT với mức 3% mức lương cơ sở/người/tháng; hỗ trợ kinh phí đào tạo (khoảng 25 triệu đồng/người/05 năm) và trang bị túi y tế. Dự kiến kinh phí thực hiện mỗi năm khoảng 22 tỷ đồng.

Tham gia ý kiến về nội dung Đề án, đại biểu đề nghị quy định “mức bồi dưỡng” để phù hợp thẩm quyền HĐND thay vì “các chế độ hỗ trợ” như Tờ trình của UBND tỉnh. Bổ sung một số quy định mang tính nguyên tắc như: xác định rõ “cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, bản” thuộc nhóm chức danh những người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố; bổ sung quy định về việc kiêm nhiệm các chức danh khác để tránh trường hợp đảm nhận nhiều chức danh, không tập trung nhiệm vụ chính và có quy định về mức bồi dưỡng khi thực hiện kiêm nhiệm chức danh khác. Đại biểu khác đề nghị làm rõ đã hưởng mức hỗ trợ theo nghị quyết của tỉnh thì có được hưởng phụ cấp quy định tại Quyết định 75/2009/QĐ-TTg không? Vì nội dung dự thảo nghị quyết chưa đề cập đến vấn đề này. 

Đối với chính sách hỗ trợ đào tạo, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở đề xuất, dự kiến số lượng đào tạo. Rà soát các quy định về tiêu chuẩn cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, bản (Quyết định 694 ngày 16.3.2022 của UBND tỉnh), các quy định về thẩm quyền HĐND tỉnh, tính tương đồng về chính sách hỗ trợ đào tạo của các đối tượng,.. đại biểu kiến nghị không trình HĐND tỉnh quy định về vấn đề này, thay vào đó căn cứ nhu cầu và quy định UBND tỉnh dự kiến kinh phí trình HĐND quyết định trong dự toán thu – chi ngân sách hằng năm để thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến thảo luận, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị cơ quan soạn thảo bám sát các quy định về thẩm quyền HĐND tỉnh để hoàn chỉnh nội dung; bổ sung các điều khoản để quy định rõ ràng, cụ thể, tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện. 

Ngoài ra, tại phiên họp các đại biểu cũng thảo luận và cho ý kiến về nội dung Đề án phát triển thanh niên tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2030; công tác quản lý, sử dụng biên chế công chức, số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2022./.

Tác giả: Thanh Hiền

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website