Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Hoạt động giám sát HĐND

A+ | A | A-

Các công trình nước sinh hoạt tại Phước Sơn phát huy hiệu quả tốt

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 10:17 | 01/04 Lượt xem: 9449

Tiếp tục chương trình khảo sát về thực trạng công tác đầu tư, quản lý và sử dụng các công trình nước sinh hoạt khu vực miền núi; ngày 30/3/2022, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiến hành khảo sát các công trình nước sạch tại xã Phước Chánh, xã Phước Đức và làm việc với UBND huyện Phước Sơn. Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đặng Tấn Phương chủ trì buổi làm việc.

Khảo sát công trình nước sinh hoạt tại thôn 1, xã Phước Đức, Phước Sơn

Báo cáo với đoàn công tác, lãnh đạo UBND huyện Phước Sơn cho biết, giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng các công trình, dự án cấp nước sinh hoạt từ nguồn vốn ngân sách trung ương (Chương trình 134, 135, 30a, nông thôn mới, tái định cư…) là 28.459 triệu đồng/26 công trình; nguồn ngân sách địa phương: 5.297 triệu đồng/07 công trình. Theo thống kê, hiện có khoảng 24,43% số hộ (1.669 hộ/6.830 hộ) trên địa bàn huyện (tại thị trấn Khâm Đức) sử dụng nước sạch do Nhà máy nước Khâm Đức cung cấp; 58,11% hộ (3.969 hộ/6.830 hộ) sử dụng nước hợp vệ sinh từ hệ thống nước sinh hoạt tập trung; 17,46% hộ (1.192 hộ/6.830 hộ) sử dụng nước sinh hoạt phân tán. Các công trình sau khi hoàn thành đều bàn giao cho xã, thôn quản lí và sử dụng. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các địa phương quản lí, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sinh hoạt; trong đó, hằng năm, UBND huyện phân bổ cho các xã, thị trấn 200 triệu/năm để duy tu bảo dưỡng công trình trên địa bàn do xã quản lí; các công trình hư hỏng nhiều thì đề xuất huyện lập dự toán sửa chữa. 100% các công trình phát huy hiệu quả sử dụng sau đầu tư. Qua khảo sát nhận thấy, một số công trình dù đã đầu tư lâu song hiện nay còn sử dụng tốt, việc quản lý Tổ cộng đồng phát huy hiệu quả... Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế: Cơ chế đầu tư hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt theo Nghị quyết 180/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh không phù hợp với đặc thù miền núi; việc thu hút doanh nghiệp đầu tư công trình nước sinh hoạt ở miền núi ít khả thi do chi phí đầu tư lớn, dân sống phân tán nên việc quản lý, vận hành tốn chi phí; công tác quản lý, vận hành khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt ở một vài nơi chưa phát huy tốt (chưa thành lập tổ quản lý, không có kinh phí hoạt động), có trường hợp tự ý đục phá đường ống nhưng chưa được theo dõi, xử lý; việc sửa chữa hư hỏng nhỏ của công trình nước sạch nông thôn chưa kịp thời, kéo dài nhiều năm thành hư hỏng lớn; ý thức người dân chưa cao, sử dụng nước còn lãng phí; do ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lỡ nên một số công bị hư hỏng, xuống cấp...

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát ghi nhận các kiến nghị của địa phương; đồng thời đề nghị huyện cần rà soát kỹ lại thực trạng hoạt động của từng công trình nước sinh hoạt trên địa bàn để có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa; tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư các công trình, chú trọng quy hoạch nhà máy, khu nước sạch tập trung lâu dài, bền vững hơn, trong đó chú trọng liên vùng, liên xã; kịp thời phát huy nhân rộng mô hình Tổ quản lý hiệu quả, gắn trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, của người dân để cộng đồng trách nhiệm trong bảo dưỡng và sử dụng công trình nước; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng tiết kiệm nước, dần chuyển sang trồng rừng gỗ lớn, bảo vệ rừng đầu nguồn để đảm bảo các nguồn nước trong tương lai. 

Tác giả: Vinh Phạm

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website