Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Thông tin kỳ họp

A+ | A | A-

Nhiều khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 14:15 | 15/07 Lượt xem: 39894

Nhận định những khó khăn trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đề ra mục tiêu 6 tháng còn lại của 2019 phải đạt tăng trưởng kinh tế từ 7,7% mới có khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm 2019 tăng 7-7,5%.

 Phân tích cụ thể theo từng ngành, mặc dù công nghiệp trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng 3,65% nhưng phụ thuộc lớn vào một số sản phẩm chủ lực dễ bị tác động lớn bởi sự thay đổi chính sách, biến động thị trường. Các giải pháp để duy trì tốc độ phát triển công nghiệp bền vững hơn, phát triển công nghiệp khác ngoài ô tô chưa cụ thể. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn loay hoay tìm giải pháp tháo gỡ bất cập trong mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, nhất là hạ tầng xử lý nước thải vì nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác này chưa tương xứng. Hiện nay toàn tỉnh chỉ có 03/51 CCN hoạt động ổn định được đầu tư xây dựng trạm và hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung (chiếm 5,8%). Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN trong giai đoạn 2003 – 2019 khá thấp, khoảng 349,129 tỷ đồng, bình quân 20,53 tỷ đồng/năm; cấp huyện gặp khó khăn trong cân đối nguồn thực hiện các dự án xử lý nước thải tập trung.

 
 Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu về những nhiệm vụ trọng tâm
6 tháng cuối năm tại kỳ họp HĐND tỉnh.

Trong khi tiềm năng, điều kiện của tỉnh còn rất lớn nhưng việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn chậm (6 tháng mới chỉ thu hút được 02 dự án). Tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản còn nhiều khó khăn; nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp được ban hành nhưng chưa có tác động tích cực trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Ảnh hướng của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đối với kinh tế nông nghiệp khá lớn.

Mặc dù số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn  đạt tiến độ nhưng một số nguồn thu lớn diễn biến khó lường; số thu từ hoạt động của Công ty ô tô Trường Hải  phát sinh chủ yếu ở tháng 1, tháng 2, số thu các tháng sau chỉ bằng 75% kế hoạch nộp ngân sách bình quân tháng (600 tỷ/800 tỷ); số nộp tháng 6/2019 là 520 tỷ, thấp nhất trong 6 tháng đầu năm 2019 và chỉ bằng 59% so với tháng 6/2018; do vậy dự báo nhiều khả năng khó đạt dự toán đã đề ra. Nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương chỉ đạt 35% dự toán, giảm 22,7% so với cùng kỳ. Diễn biến thời tiết khô hạn nên số thu từ các công ty thủy điện giảm đáng kể, sản lượng điện chỉ bằng ½ so với cùng kỳ và số thu từ thủy điện chỉ bằng 46% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2018 thu được 301 tỷ; 6 tháng 2019 chỉ thu được 138,8 tỷ). Đơn cử như Công ty cổ phần Thủy điện A Vương trong 5 tháng chỉ nộp 5,7 tỷ, bằng 7,2% so với năm trước.

 Bên cạnh địa phương có số thu đạt khá như Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn, Tiên Phước (trên 70%) thì vẫn còn nhiều địa phương khu vực miền núi có số thu 05 tháng đầu năm chưa đạt 30% dự toán như Nam Giang, Phước Sơn, Đông Giang. Về nợ thuế, tính đến 30/6 tổng nợ thuế là hơn 950 tỷ, tăng 13 tỷ so với thời điểm 31/12/2018; trong đó nợ khó thu 514 tỷ chiếm tỷ trọng 54,2% tổng nợ và tăng 18 tỷ so với đầu năm 2019. Tình trạng thất thu trong KTKS, đất đai, kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ bản vãng lai, dịch vụ vận tải vẫn chưa được khắc phục. Nhiều doanh nghiệp KTKS chưa thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ như kê khai sản lượng, đặt camera giám sát sản lượng,….

Công tác quản lý, phân bổ vốn đầu tư còn bất cập, vốn đầu tư
chưa phân bổ còn khá lớn (tính đến ngày 20/6/2019, vốn đầu tư chưa phân bổ là 1.408 tỷ đồng), tỷ lệ thực hiện khoản kinh phí chi hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết HĐND tỉnh khá thấp. Công tác thẩm định dự án chưa chặt chẽ, nên một số dự án đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng khá lớn, gây lúng túng trong việc điều hành, cân đối bố trí nguồn lực. Tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2019 tăng 19% so với thực hiện năm 2018 nhưng tỷ lệ giải ngân rất thấp; tính đến 30/6/2019, vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2019 giải ngân đạt 25% so dự toán giao, thấp hơn cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018, tỷ lệ giải ngân đạt tỷ lệ 46%). Hầu hết các nguồn vốn đều giải ngân chậm; nguồn vốn năm 2018 được phép kéo dài sang 2019 là 1.193 tỷ đồng, đến 20/6/2019 mới giải ngân 44,751 tỷ đồng, chỉ đạt 9% kế hoạch; nguồn vốn trung ương thực hiện chương trình MTQG chỉ giải ngân được 44/502 tỷ, đạt 9%. Đặc biệt, dự án sử dụng ngân sách tỉnh tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 13,8%, giải ngân nguồn vốn đầu tư các dự án Ban QL dự án chuyên ngành làm chủ đầu tư chỉ đạt 1 -8%.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là các DN đã từng hoạt động hiệu quả, đóng góp nguồn thu cho NSNN chưa có những giải pháp cụ thể; chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong hỗ trợ doanh nghiệp. Công tác phối hợp giữa lực lượng chức năng với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng, khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập chưa được khắc phục. Tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án tại vùng Đông; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; việc thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức (hợp tác xã, cơ sở tôn giáo, đơn vị sự nghiệp,...) chưa có nhiều chuyển biến. Chưa kịp thời trong ban hành quy trình thủ tục đầu tư các dự án nhà ở đô thị, thực hiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất các dự án, đấu thầu chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Trên lĩnh vực xã hội, việc đạt chỉ tiêu giảm 5.000 hộ nghèo theo Nghị quyết 35/NQ-HĐND là khó khăn lớn khi đến thời điểm hiện nay chỉ mới hơn 3.000 hộ đăng ký thoát nghèo, dự báo số hộ thoát nghèo năm 2019 chỉ ở con số 4.000 hộ. Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN toàn tình hơn 263 tỷ đồng, trong đó nợ khó thu hơn 28 tỷ đồng với 196 đơn vị nợ và hơn 2.000 lao động bị ảnh hưởng quyền lợi. Công tác triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội có nội dung chưa kịp thời. Cơ sở vật chất ngành giáo dục, nhất khu vực miền núi còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường nghề có cải thiện đáng kể so với các năm trước, tuy nhiên, tỉ lệ vẫn còn thấp.

Tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp ở một số thời điểm và một số địa bàn; xuất hiện một số ổ, nhóm tội phạm trộm cắp tài sản, cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc hoạt động có tính chất chuyên nghiệp, diễn ra thời gian dài trên địa bàn liên huyện, liên tỉnh; đối tượng buôn bán, vận chuyển, nghiện ma túy ngày càng tăng và khó kiểm soát; các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức huy động vốn trả lãi suất cao xuất hiện ngày càng nhiều. Thẩm tra, xác minh; tham mưu giải quyết khiếu nại vẫn còn một số vụ việc kéo dài thời gian, nhất là đơn thư khiếu nại về lĩnh vực đất đai, liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đất ở.

Tác giả: Thanh Hiền

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website