Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Thông tin kỳ họp

A+ | A | A-

Tiếp nối một chính sách nhân văn, hiệu quả

Người đăng: banbientap Ngày đăng: 21:58 | 23/04 Lượt xem: 55815

Xác định đảm bảo an sinh xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm mọi người dân đều phải được hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau. Qua nhiều kỳ họp HĐND tỉnh đã thảo luận, ban hành nhiều chính sách như hỗ trợ tham gia BHYT, hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện, mở rộng đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội (BTXH),… Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh đã tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống đối với người có công thuộc hộ nghèo, cận nghèo; đối tượng BTXH thuộc hộ nghèo. 



Kỳ họp thứ bảy, HĐND tỉnh khóa X quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Tiếp nối một chính sách nhân văn, hiệu quả

Năm 2018, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 49/2018/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc diện hộ nghèo đang hưởng chính sách người có công cách mạng và BTXH. Theo đánh giá của UBND tỉnh, sau 03 năm thực hiện Nghị quyết 49 (2019 – 2021) đã phân bổ hơn 67 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để chi trả chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho 21.839 lượt người có công và BTXH sống trong hộ nghèo, trong đó có 513 lượt đối tượng người có công, 12.390 lượt đối tượng người cao tuổi và 8.936 lượt đối tượng người khuyết tật. Việc thực hiện chính sách tại Nghị quyết 49 đã tạo điều kiện sống tốt hơn cho các đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Kế thừa chính sách tại Nghị quyết 49, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết mới theo hướng phát triển các chính sách trước theo chuẩn mức sống trung bình mới được Chính phủ quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và mở rộng đối tượng thụ hưởng. Cụ thể các đối tượng được đề nghị bổ sung gồm: trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, sinh sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Việc hỗ trợ được thực hiện theo nguyên tắc, ngân sách tỉnh hỗ trợ số tiền chênh lệch giữa mức trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng hàng tháng so với ngưỡng trên của mức sống trung bình từng khu vực; hỗ trợ thêm 0,5 lần so với mức trợ cấp xã hội hàng tháng với người đang hưởng theo mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chính sách theo đề nghị của UBND tỉnh hơn 26,1 tỷ đồng/năm, thực hiện đối với 243 người có công, và 7.562 người thuộc diện bảo trợ xã hội. 

Bổ sung đối tượng và tăng thêm nguồn lực

Tại các phiên họp của UBND tỉnh, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến  nội dung Đề án, dự thảo nghị quyết, các đại biểu đều thống nhất cao chủ trương ban hành nghị quyết mới về chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống. Theo nhiều đại biểu, việc tiếp tục ban hành nghị quyết trong bối cảnh hiện nay mang nhiều ý nghĩa, vừa tạo điều kiện các đối tượng yếu thế có mức sống tốt hơn, vừa thể hiện sự quan tâm xuyên suốt của HĐND tỉnh trong đảm bảo an sinh xã hội, nhất là sau tác động của dịch Covid-19. Báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh về nguồn lực thực hiện nghị quyết này, Giám đốc Sở Tài chính Đặng Phong cho biết, hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội đều được ngân sách tỉnh đảm bảo 100%, khi HĐND tỉnh ban hành nghị quyết mới Sở sẽ tham mưu đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện; trường hợp phát sinh đối tượng quan điểm của Sở là ủng hộ và có thể cân đối thêm nguồn lực.  

Thẩm tra về nội dung này, Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh thống nhất cao dự thảo nghị quyết. Đồng thời, Ban nêu thực trạng hiện nay vẫn còn các đối tượng là người có công cách mạng thuộc diện hộ cận nghèo có tổng các mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi hàng tháng thấp hơn ngưỡng trên của mức sống trung bình từng khu vực (khoảng 66 người) và người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng (đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP- khoảng 20 người) đời sống còn nhiều khó khăn. Do vậy, Ban đề nghị HĐND tỉnh xem xét, bổ sung các đối tượng nêu trên, với tổng kinh phí tăng thêm khoảng 01 tỷ đồng/năm vào dự thảo nghị quyết.

Ngoài ra, Ban đề nghị điều chỉnh một số câu chữ, từ ngữ để quy định rõ nội dung chính sách, đối tượng thụ hưởng,.. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan và UBND các địa phương triển khai việc hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch; đồng thời bố trí kịp thời kinh phí để thực hiện chi trả chính sách cho đối tượng đúng quy định.

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thống nhất cao nội dung UBND tỉnh trình và ý kiến thẩm tra của Ban Văn hoá – Xã hội, biểu quyết thống qua dự thảo nghị quyết. Theo Nghị quyết sẽ có 234 người có công thuộc hộ nghèo, 66 người có công thuộc hộ cận nghèo và 7.582 người thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng chính sách. Chính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 02.5.2022./.

Tác giả: Trí Nhân

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website