Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Đoàn ĐBQH tỉnh / Chương trình hoạt động

A+ | A | A-

Đề xuất bổ sung “tài sản ảo, tiền ảo” vào Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 11:12 | 08/09 Lượt xem: 5079

Chiều 7-9, tại Nhà Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tiến hành thảo luận Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), tham gia góp ý kiến, đại biểu Dương Văn Phước, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đồng tình với báo cáo tiếp thu, giải trình của Uỷ ban Kinh tế, nhằm xem xét trình Quốc hội thông qua Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) tại 01 kỳ họp, để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng; nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trên cơ sở bảo đảm phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam, bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia và phù hợp với các Hiệp định đã ký kết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ông Dương Văn Phước, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận

Tham gia góp ý dự thảo Luật, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng các hoạt động của tổ chức tài chính áp dụng Luật này mới chỉ đề cập đến “một loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ”, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát và làm rõ, ngoài bảo hiểm nhân thọ còn có loại bảo hiểm nào khác có thể lợi dụng để rửa tiền không, vì hiện nay các hình thức kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng với vốn đầu tư rất lớn.

Ngoài ra, đại biểu Dương Văn Phước nhận định Dự thảo Luật quy định việc xác minh nguồn gốc tài sản không rõ ràng, minh bạch của các tổ chức tài chính khi nghi ngờ tài sản do phạm tội mà có là rất khó khăn, mơ hồ, do vậy nhiều trường hợp khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng mới nắm bắt, xử lý; chưa kịp thời phát hiện khi loại tội phạm này mới hình thành, do đó Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) lần này cần phải quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi, tránh hình thức.

Đại biểu cho rằng việc bổ sung “tài sản ảo, tiền ảo” vào dự thảo Luật là hết sức cần thiết, không chỉ đáp ứng khuyến nghị của các tổ chức phòng chống rửa tiền thế giới mà còn nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong nước, không để công nghệ tài chính bị lợi dụng để rửa tiền, tham nhũng, khủng bố… 

Tác giả: Văn Hiếu

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website