Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Đoàn ĐBQH tỉnh / Chương trình hoạt động

A+ | A | A-

Gửi chậm tài liệu là khâu chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 11:15 | 09/09 Lượt xem: 5270

Sáng 8.9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường thực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Tham gia thảo luận Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Dương Văn Phước Đoàn Quảng Nam thống nhất với việc tiếp tục đổi mới, cải tiến quy trình, cách thức tiến hành kỳ họp - đây hình thức hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của Quốc hội - là nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. 

Ông Dương Văn Phước, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Nam phát biểu thảo luận

Về trách nhiệm của ĐBQH (Điều 3) quy định: “Trường hợp không thể tham dự phiên họp dưới 02 ngày”, theo đại biểu Dương Văn Phước là chưa rõ nghĩa, gây nhầm lẫn giữa 02 giả định là (1) ĐBQH không thể tham dự dưới 02 ngày của phiên họp hoặc không thể tham dự phiên họp có thời lượng dưới 02 ngày, (2) đặc giả thuyết một phiên họp vì lý do đặc biệt nào đó chỉ có thời lượng dưới 02 ngày, thì quy định trên sẽ không đảm bảo tính logic, chặt chẽ.

Về tài liệu kỳ họp, đại biểu cho rằng việc gửi tài liệu kỳ họp đến ĐBQH đúng thời hạn là khâu hết sức quan trọng, được quy định chặt chẽ tại Luật Tổ chức Quốc hội “Các dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự án khác phải được gửi đến ĐBQH chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội; các tài liệu khác phải được gửi ĐBQH chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội”, đại biểu dẫn chứng, tại các kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều dự thảo luật, dự thảo nghị quyết… bị chậm trễ, ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu, làm ảnh hưởng chất lượng nội dung tham gia góp ý của ĐBQH; đây cũng là hạn chế rất lớn tồn tại nhiều năm qua chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả; việc nêu chậm nhiều ngày nhưng không có chế tài thì không thể khắc phục được sự chậm trễ khi trình các dự án Luật hiện nay. Từ thực trạng đó, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị phải có chế tài mạnh, chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, theo hướng không trình Quốc hội xem xét đối với các dự thảo, dự án…không đúng thời hạn; đồng thời xem xét trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo, dự án trong việc để xảy ra chậm trễ, nợ đọng dự thảo, dự án.

Bên cạnh đó, trong quy trình xây dựng, ban hành dự thảo, dự án luật, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị cơ quan chủ trì thực hiện việc đánh giá tác động (bổ sung) với những chính sách có thay đổi so với dự thảo, dự án ban đầu để đảm bảo thực hiện chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của dự thảo, dự án trình Quốc hội.

Về hồ sơ trình Quốc hội quyết định công tác nhân sự (Điều 30) quy định về báo cáo thẩm tra hồ sơ nhân sự của người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, nội dung quy định này chưa đầy đủ, cần quy định chặt chẽ hơn, theo hướng quy định bắt buộc mọi hồ sơ nhân sự trình Quốc hội phải có báo cáo thẩm tra về tính đầy đủ, chính xác của các loại hồ sơ theo quy định của Đảng và pháp luật (ví dụ: bằng cấp, kê khai tài sản… có chính xác hay không). Đây là cơ sở quan trọng để đại biểu Quốc hội xem xét, kiểm chứng về tính đầy đủ, trung thực, chính xác về thông tin của nhân sự được giới thiệu. Bên cạnh đó, cần quy định cơ quan thẩm tra hồ sơ phải chịu trách nhiệm về báo cáo của mình, tránh tình trạng hồ sơ chưa được kiểm chứng, thẩm tra vẫn trình Quốc hội.

Tác giả: Văn Hiếu

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website