Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Tăng cường ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 21:07 | 21/11 Lượt xem: 31789

Thành công về mặt khoa học nhưng chưa thành công về mặt ứng dụng thực tiễn

Nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất, đời sống góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một xu hướng tất yếu hiện nay. Nhưng để các đề tài nghiên cứu khoa học đem lại hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tiễn cần có những định hướng, cơ chế phù hợp.

Tại Quảng Nam, từ năm 2018 đến tháng 8.2020 đã có 40 đề tài khoa học - công nghệ cấp tỉnh được UBND tỉnh công nhận và giao nhiệm vụ ứng dụng kết quả. Đến nay, có 21/40 nhiệm vụ khoa học - công nghệ được các cơ quan trong tỉnh báo cáo ứng dụng kết quả thực hiện, cho thấy bước đầu đã mang lại hiệu qủa nhất định.


 
 Ban KT-NS HĐND tỉnh khảo sát thực tế việc ứng dung đề tài nghiên cứu khoa học trên tàu cá đánh bắt xa bờ
 

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là hầu hết các đề tài đều thành công trong việc nghiên cứu, thử nghiệm nhưng chỉ một số ít thành công khi áp dụng rộng rãi vào thực tế. Có thể nói hiệu quả kinh tế, hiệu quả thực tiễn của các đề tài nghiên cứu khoa học chưa được như mong đợi. Nhiều mô hình ứng dụng của các đề tài chỉ mới dừng ở mức thử nghiệm.

Công tác triển khai ứng dụng đề tài khoa học sau khi được nghiệm thu là khâu có nhiều tồn tại, hạn chế nhất hiện nay. Trước năm 2018, trước khi có quy định đề xuất danh mục đề tài phải có tổ chức, cơ quan cam kết triển khai ứng dụng thì khá nhiều đề tài sau khi hoàn thành không có địa chỉ để triển khai thực hiện. Từ năm 2018, tình hình có được cải thiện hơn, đề tài hoàn thành đều được giao cho các tổ chức, cơ quan triển khai ứng dụng và một số đã đem lại hiệu quả. Song vẫn còn nhiều đề tài đã được giao nhiệm vụ ứng dụng nhưng vẫn chưa được triển khai đầy đủ trên thực tế.

Thực trạng trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Việc định hướng nghiên cứu và đề xuất danh mục nhiệm vụ khoa học - công nghệ vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể ở từng lĩnh vực để phù hợp với yêu cầu thực tế của từng thời điểm. Do vậy, việc đề xuất danh mục vẫn còn dàn trãi.

- Để kết quả nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn, khâu chuyển giao cho người dân là quan trọng nhất. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những năm qua phương thức, cách thức chuyển giao này vẫn còn nặng tính bao cấp, tạo ra cho người dân tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, vì thế sau khi kết thúc thử nghiệm, kết thúc hỗ trợ cũng đồng nghĩa kết thúc mô hình trên thực tế. Bên cạnh đó, một số địa phương được hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình nên người dân chỉ tham gia giai đoạn thử nghiệm (có bao cấp, hỗ trợ), sau đó họ lại tham gia mô hình khác.

Tăng cường ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn

Xuất phát từ các nguyên nhân trên, để tăng cường ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND, ngày 12/7/2019 về quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi và xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn kinh phí thực hiện dự kiến gần 84 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, để tạo ra bước đột phá trong việc ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn trong những năm đến, cần triển khai một số giải pháp sau: 

- Để tạo sự đồng thuận, kích thích người dân tự nguyện tham gia, nhân rộng ứng dụng các đề tại nghiên cứu khoa học thì cần quan tâm đến hiệu quả quả kinh tế. Trong đó, vấn đề giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm là đặc biệt quan trọng. Hiện nay việc kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chưa tốt, nhiều nơi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên người dân không nhiệt tình hưởng ứng

- Xã hội hóa nguồn kinh phí nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ bằng cách kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Những đề tài, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thì ngân sách chỉ đầu tư cho quá trình nghiên cứu, đầu tư một phần cho quá trình thử nghiệm. Phải huy động doanh nghiệp, người hưởng lợi tham gia vào việc thử nghiệm và nhân rộng mô hình.

- Những đề tài, mô hình nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động, đảm bảo an ninh trật tự, chủ quyền quốc gia... ngoài đầu tư cho nghiên cứu, thử nghiệm, cần có biện pháp chế tài, bắt buộc để áp dụng rộng rãi. Trường hợp cần thiết thì đề xuất đưa vào các quy định pháp luật của cấp có thẩm quyền để làm cơ sở pháp lý khi triển khai thực hiện.

- Đối với đề tài trên lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn cần lồng ghép với nguồn lực khác để triển khai việc nhân rộng.

Tác giả: Nguyễn Nhật Hòa

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website