Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

HĐND / Hoạt động giám sát HĐND

A+ | A | A-

Nhiều khó khăn khi triển khai Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND tại huyện Bắc Trà My

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 8:05 | 04/05 Lượt xem: 3268

Sáng ngày 03.5, Ban Dân tộc HĐND tỉnh triển khai giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện Bắc Trà My. 

Theo báo cáo, Nghị quyết số 09 được UBND huyện Bắc Trà My tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến các địa phương, đơn vị và Nhân dân trên địa bàn. Trong năm 2022 - 2023, huyện đã tổ chức tập huấn hơn 750 hộ gia đình, linh hoạt lồng ghép từ nguồn kinh phí tuyên truyền, tập huấn cơ chế phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của HĐND tỉnh.... 

Đến cuối năm 2023, UBND huyện đã phê duyệt phương án - dự toán thực hiện cây dược liệu giai đoạn 2023 - 2025, theo đó có 03 mô hình được phê duyệt tại xã Trà Giáp và xã Trà Bui với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ 1.280 triệu đồng, phần còn lại do hộ, nhóm hộ đối ứng (dự kiến 328 triệu đồng). Tuy nhiên, các mô hình trên chưa được triển khai thực hiện, kinh phí chưa được giải ngân.

Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm việc với UBND huyện Bắc Trà My

Nhận định về nguyên nhân trên, lãnh đạo huyện cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 gặp nhiều khó khăn do vướng về thủ tục hồ sơ, về đất đai, môi trường rừng hay điều kiện tự nhiên, kinh phí đối ứng, cụ thể: chưa có hướng dẫn cụ thể về các bước, quy trình thực hiện hồ sơ dự án đối với mô hình hỗ trợ trồng cây dược liệu; hướng dẫn về giao, cho thuê dịch vụ môi trường rừng để trồng cây dược liệu dưới tán rừng; chưa có phương án cung ứng dịch vụ môi trường rừng, nếu triển khai trồng thí điểm cây dược liệu dưới tán rừng chưa đảm bảo về tính pháp lý; địa hình chủ yếu là đồi núi nên một số loại cây trồng được UBND tỉnh phê duyệt khi triển khai thực tế đòi hỏi phải đầu tư nhiều hạng mục phục vụ mô hình; kinh phí đối ứng của các nhóm hộ tham gia mô hình tương đối lớn nên các nhóm hộ khó khăn trong việc nộp kinh phí đối ứng một lần để mua cây giống.

Tại buổi làm việc, đại biểu tham dự tập trung thảo luận một số nội dung liên quan: cần xem xét, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tổ chức triển khai thực hiện, công tác phối hợp, hướng dẫn của sở, ngành đối với các đơn vị, địa phương; trách nhiệm của các cấp, các ngành liên quan việc chậm triển khai và giải ngân kinh phí; sự đồng thuận của người dân trong việc tiến hành lựa chọn, xét duyệt các hộ, nhóm hộ, đồng thời, khi phê duyệt các hộ, nhóm hộ cần xem xét đảm bảo điều kiện về nguồn lực đất đai, tài chính… Đa số ý kiến đều cho rằng, kinh phí đối ứng do các hộ, nhóm hộ chi trả 20% theo quy định là tương đối phù hợp, gắn vai trò, trách nhiệm của đối tượng thụ hưởng trong thực hiện các mô hình.

Phát biểu kết luận, đồng chí Đinh Văn Hươm - Trưởng Đoàn giám sát đề nghị UBND huyện tiếp tục quán triệt, tuyên truyền về cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn huyện đến người dân, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất giải pháp, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc quá trình triển thực hiện Nghị quyết số 09… Đồng thời, Đoàn giám sát sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến, đề xuất của địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Tác giả: M.Ánh

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác: