Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

HĐND / Hoạt động giám sát HĐND

A+ | A | A-

Chính sách hỗ trợ mỗi xã một sản phẩm bước đầu đi vào cuộc sống

Người đăng: banbientap Ngày đăng: 11:14 | 22/02 Lượt xem: 2974


Sáng nay ngày 22.02, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025. Tham dự buổi làm việc có các đồng chí thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Tài chính.


Quang cảnh buổi làm việc.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Ngô Tấn cho biết, qua 05 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP (2018 -2022), toàn tỉnh hiện có 333 sản phẩm, trong đó có 275 sản phẩm 3 sao, 58 sản phẩm 4 sao (trong đó có 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao). Riêng trong 02 năm 2021- 2022, toàn tỉnh công nhận 146 sản phẩm OCOP (gồm 112 sản phẩm công nhận 3 sao, 34 sản phẩm công nhận 4 sao); trong đó, sản phẩm là thực phẩm chiếm đa số với 106 sản phẩm; đồ uống 15 sản phẩm; thảo dược 07 sản phẩm; Thủ công mỹ nghệ là 15 sản phẩm và các sản phẩm khác... Trong số 333 sản phẩm OCOP này thuộc 260 chủ thể của các tổ chức kinh tế khác nhau tham gia, trong đó hộ kinh doanh chiếm số lượng lớn 126 sản phẩm (48,4%), Hợp tác xã 90 (34,6%), doanh nghiệp và tổ hợp tác 44 (17 %)…Về tình hình phân bổ, sử dụng kinh phí thực hiện Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND, Sở cho biết, năm 2021 UBND tỉnh bố trí 11,2 tỷ đồng để các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết, kinh phí giải ngân là 9.148,11 triệu đồng, đạt 81,7 % vốn phân bổ; năm 2022 bố trí 11 tỷ đồng, toàn tỉnh giải ngân 9.895,82 triệu đồng, đạt 90% nguồn vốn phân bổ. Theo Kế hoạch, năm 2023 tiếp tục bố trí 12 tỷ đồng.

Bên cạnh kết quả đạt được, Sở NN&PTNN cũng nêu ra một số hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình như: một số chủ thể chưa thực sự chủ động tiếp cận, thực hiện chính sách, chưa nhận thức đầy đủ việc xây dựng phương án kinh doanh, nhiều phương án kinh doanh xây dựng sơ sài, thiếu tính thực tiễn, làm mang tính đối phó; chưa chú trọng đầu tư nâng cấp mẫu mã, bao bì sản phẩm; công tác xúc tiến thương mại còn manh muốn, thiếu đồng bộ; kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP ra ngoài tỉnh còn hạn chế; công tác quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng, địa phương đôi lúc chưa chặt chẽ...

        Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, một số thành viên Đoàn giám sát đánh giá việc thực hiện cơ chế hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND thời gian qua đi vào cuộc sống, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là khu vực nông thôn. Đại biểu đề nghị thời gian đến cần chú trọng nâng cao chất lượng, quy trình chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, gắn với ứng dụng khoa học, dây chuyền công nghệ khép kín; phát huy nội lực, tăng giá trị sản phẩm gắn với cộng đồng; việc hỗ trợ sản phẩm mới phải gắn với nguồn nguyên liệu, quy hoạch sớm vùng nguyên liệu. Lựa chọn, đầu tư sản phẩm chất lượng, đặc hữu của tỉnh Quảng Nam để nâng cấp, dần lên 5 sao, vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Ngoài ra, cần nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục để chủ thể tiếp cận chính sách; xử lý linh hoạt để điều chuyển vốn giữa các địa phương có nhu cầu; dành kinh phí để nghiên cứu thị trường, marketing định hướng, phát triển sản phẩm…

Tác giả: Tấn Quang

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác: