Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Đoàn ĐBQH tỉnh / Hoạt động giám sát

A+ | A | A-

Cần ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 15:50 | 06/01 Lượt xem: 9536

Trong phiên thảo luận Tổ tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV về đánh giá thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đại biểu Dương Văn Phước – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị nhiều vấn đề còn tồn tại, bất cập trong tổ chức thực thi Nghị quyết.


ĐBQH Dương Văn Phước phát biểu thảo luận

Cụ thể, các quy định mới vẫn chưa bao quát được hết các tình huống ứng phó với tình hình đời sống xã hội trong lúc dịch bệnh bùng phát; một số văn bản chưa sát thực tiễn, thiếu khả thi; một số quy định còn mâu thuẫn, thay đổi nhanh, gây khó khăn cho cơ sở, bức xúc trong xã hội (như quy định về giấy đi đường, lưu thông hàng hóa, hàng hóa thiết yếu...). Các lực lượng tuyến đầu phải làm việc trong môi trường áp lực cao, cường độ lớn trong thời gian dài, suy giảm về sức khỏe và tinh thần, trong khi đó, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng chưa kịp thời, chưa tương xứng.

Mặt khác, một số đối tượng được huy động tham gia phòng, chống dịch (trong điều kiện “nước sôi, lửa bỏng”) nhưng không được hưởng chế độ phụ cấp phòng, chống dịch, như: lực lượng tham gia các điểm chốt chặn tại các đường mòn, lối mở của địa phương (không phải ở tuyến biên giới); các tổ giám sát cộng đồng, các tình nguyện viên, lực lượng cán bộ y tế gián tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban Giám đốc Trung tâm y tế điều hành trực tiếp công tác phòng, chống dịch; bộ phận làm công tác hậu cần: tổ chức hành chính, tài chính kế toán, công tác Dược;...)

Đoàn viên, thanh niên được huy động tham gia phòng, chống dịch

Công tác an sinh xã hội đôi lúc chưa kịp thời; việc giải ngân các gói an sinh xã hội còn chậm; các chính sách hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chưa bao quát hết, trong đó đối tượng lao động nông - lâm nghiệp chưa được quy định, đa số là những người có thu nhập thấp, đời sống phụ thuộc chính vào nông - lâm nghiệp (nhưng họ là lực lượng sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho xã hội, khi thực hiện giãn cách xã hội họ không thể sản xuất, trao đổi, buôn bán sản phẩm sau thu hoạch;….).

Tình hình diễn biến dịch phức tạp, khó lường nhưng công tác xác định nhu cầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, đúng quy định gây rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Công tác thanh quyết toán khám, chữa bệnh BHYT trong các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 gặp nhiều khó khăn vì không thể bóc tách riêng biệt 2 phần thanh quyết toán chi phí điều trị COVID-19 giữa NSNN và BHYT; cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập y tế gặp rất nhiều khó khăn (thu không đủ chi, thiếu hụt kinh phí chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, viên chức và người lao động, không đảm bảo kinh phí để đầu tư mua sắm trang-thiết bị y tế kỹ thuật cao phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân).

Đại biểu Phước kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, nghiên cứu ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp; trong đó quy định thẩm quyền Chính phủ, các cơ quan, địa phương trong xử lý các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai… nhằm tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước những tình huống khẩn cấp khách quan.

Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử, cắt bớt thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh hậu COVID-19. Sớm có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện; quan tâm tổ chức bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống y tế ở cơ sở; có phương án xử lý đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 còn tồn dư so với nhu cầu, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí; tiếp tục giám sát chặt chẽ dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác để chủ động ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện.

Tác giả: Văn Phong

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website