Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Chương trình hoạt động HĐND

A+ | A | A-

Ban Kinh tế - Ngân sách trao đổi kinh nghiệm hoạt động với HĐND tỉnh Lào Cai

Người đăng: phoban Ngày đăng: 14:26 | 13/08 Lượt xem: 4292

Ngày 10/8/2022, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND và Ban Quản lý cửa khẩu tỉnh Lào Cai về hoạt động kinh tế cửa khẩu. Đồng chí Nguyễn Đức, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn, tham gia cùng đoàn có ủy viên Ban Kinh tế - Ngân sách, lãnh đạo Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Lào Cai và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã trao đổi về một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian qua và định hướng phát triển tỉnh Lào Cai trong thời gian đến. Theo đó, Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 638.389 ha, đứng thứ 19/63 tỉnh, thành phố của cả nước; dân số trên 746 nghìn người, với 25 dân tộc (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 66,2%); bao gồm 07 huyện, 01  thị xã và 01 thành phố với 152 xã, phường, thị trấn. Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế, chính trị tạo cho Lào Cai có nhiều tiềm năng, có cơ hội phát triển thành một trung tâm của vùng Trung du, miền núi phía Bắc, kết nối hành lang Đông - Tây tạo thành “phên dậu” bảo vệ vững chắc cho Tổ quốc. Với những chủ trương, bước đi đúng đắn, Lào Cai là một điểm sáng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Trung du, miền núi Phía Bắc; đang trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.


Quang cảnh buổi làm việc.

Về phát triển kinh tế cửa khẩu, Lào Cai có 182,086 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cách Hà Nội gần 300 km; nằm ở vị trí cửa ngõ, cầu nối thông thương kinh tế, kết nối thị trường trong nước với thị trường tỉnh Vân Nam và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc; là trung tâm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh của Việt Nam, và cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc; kết nối hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có bước phát triển nhanh, hoạt động sôi động, thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh, khẳng định vị trí mũi nhọn của nền kinh tế, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trên địa bàn ngày càng đa dạng. Tổng giá trị xuất khẩu qua biên giới giai đoạn 2004 - 2020 đạt 28.769 triệu USD, riêng năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 xuất khẩu đạt 1,207 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu chủ yếu là nông sản (Thanh long, Xoài, Vải tươi, Dưa hấu, Chuối, Sắn các loại), khoáng sản, hóa chất (quặng sắt, Phốt pho vàng ...). Trị giá nhập khẩu giai đoạn 2004 - 2020 đạt 8.238 triệu USD, riêng năm 2021 đạt 723,6 triệu USD, các mặt hàng nhập khẩu qua biên giới trên địa bàn tỉnh chủ yếu như: Phân bón, Than cốc, năng lượng điện, Rau củ quả, Máy móc thiết bị, Hóa chất v.v…

Bên cạnh đó, Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, là điểm du lịch kết nối các vùng miền của cả nước, giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Quốc với Việt Nam. Lào Cai là một tỉnh đa văn hóa, đa sắc tộc, có truyền thống lịch sử lâu đời với 25 dân tộc anh em sinh sống. Sự đa dạng văn hóa của Lào Cai tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Khu du lịch quốc gia Sa Pa sẽ phát triển trở thành khu du lịch có tầm cỡ quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo; là hạt nhân, là trụ cột trong phát triển du lịch vùng Tây Bắc, Lào Cai. Lượng khách du lịch tăng trưởng trung bình giai đoạn 2004 - 2020 đạt trên 20%/năm, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2020, là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Bắc, địa phương có lượng khách du lịch ở mức khá so với cả nước; năm 2021 do dịch Covid – 19 lượng khách đến Lào Cai đạt 1,5 triệu lượt, tổng thu từ du lịch đạt 4.000 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật du lịch phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm du lịch mới ngày càng được quan tâm xây dựng và chú trọng phát triển cả về chất và lượng, tạo sự hấp dẫn đối với du khách.

Kinh tế đối ngoại gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tác liên kết vùng đạt được nhiều kết quả. Quan hệ hợp tác, đối ngoại giữa Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) không ngừng được củng cố và mở rộng. Lào Cai là tỉnh đầu tiên tổ chức cắm mốc giới trên đất liền biên giới Việt - Trung năm 2002 và hoàn thành phân giới cắm mốc sớm trên đất liền khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc (năm 2007). Công tác sắp xếp dân cư dọc tuyến biên giới gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ biên giới quốc gia được quan tâm, đẩy mạnh (Toàn tỉnh có 5 huyện/thành phố biên giới, 26 xã, phường, thị trấn biên giới). Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Lào Cai và Vân Nam đã ký kết 03 biên bản hội đàm, thỏa thuận; hàng năm đều có các đoàn công tác tương đồng giữa hai tỉnh để đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các ngành chức năng định kỳ đều tổ chức hoạt động gặp gỡ, hội đàm ký kết các nội dung hợp tác với các cơ quan đối đẳng của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Công tác tổ chức tuần tra biên giới song phương được tổ chức 01 lần/tháng; hội đàm luân phiên với ba cấp Biên phòng của Vân Nam (cấp tỉnh, cấp châu, cấp trạm) để trao đổi và xử lý các sự kiện phát sinh trên biên giới. Hợp tác phát triển khu vực Tây Bắc mở rộng, trọng tâm là hợp tác phát triển du lịch. Lãnh đạo 08 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên đã ký kết hợp tác phát triển du lịch: xây dựng cơ chế, chính sách quản lý; phát triển du lịch địa phương; tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực. Năm 2018, lượng khách đến với 08 tỉnh Tây Bắc đạt hơn 20 triệu lượt, trong đó gần 02 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu từ du lịch 10 năm qua tăng bình quân 24%/năm; các sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi địa phương được nâng tầm chất lượng; hoạt động quảng bá, kết nối du lịch được các địa phương quan tâm thực hiện.

 Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam thay mặt đoàn công tác đã bày tỏ sự phấn khởi trước thành tựu to lớn sau 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai. Đồng chí cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã dành cho đoàn trong chuyến công tác tại tỉnh.

                                                                 

Tác giả: Thị Hạnh

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website