Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Chương trình hoạt động HĐND

A+ | A | A-

Làm việc và trao đổi kinh nghiệm về một số mô hình phát triển kinh tế vùng đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực phía Nam

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 11:17 | 19/09 Lượt xem: 19043

Thực hiện chương trình công tác năm 2022, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức Đoàn công tác đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại một số tỉnh phía Nam trong thời gian từ ngày 10/9 đến ngày 15/9/2022. Đoàn do đồng chí Nguyễn Công Thanh – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn; tham gia đoàn công tác có các đồng chí Trưởng, phó Ban Dân tộc HĐND tỉnh, các Ủy viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và công chức thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. 

Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ… có 01 thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Cộng đồng dân tộc sinh sống gồm người Việt, Chăm, Khơmer và Hoa (trong đó, người Việt chiếm đa số); mặc dù lịch sử hình thành, ngôn ngữ và có nét văn hóa khác nhau nhưng trong quá trình cộng cư và khẩn hoang các dân tộc đã đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Đoàn công tác đã thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Thường trực HĐND các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang… mỗi địa phương đều có lợi thế riêng và có những mô hình, cách làm hay về phát triển kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và các mô hình du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong đó, Sóc Trăng là địa phương có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trong khoảng hơn 1,2 triệu dân, người Khơmer chiếm hơn 16%, người Hoa khoảng 6%), điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phối hợp đồng bộ, quyết liệt  thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Tỉnh đã lồng ghép thực hiện các chính sách dân tộc với chương trình, dự án có liên quan như: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và các chính sách bảo đảm an sinh xã hội…dự kiến sẽ tập trung đầu tư gần 800 tỷ đồng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết chế xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer trong giai đoạn 2021-2025.

Đoàn công tác đã đi thực tế mô hình trồng hành tím hữu cơ để phát triển kinh tế xã hội của người dân tộc Khmer tại ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu (nơi có 60% người dân tộc Khmer sinh sống); năng suất hành trồng hành tím ở đây đạt cao hơn đến 20% (đạt gần 3 tấn/công) nhờ sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ, vi sinh cùng với giá bán cao hơn giá hành tím trên thị trường (dao động từ 32.000 – 45.000 đồng/kg tùy thời điểm). Sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng hành tím hữu cơ kết hợp sử dụng phân bón vi sinh cũng như áp dụng đồng bộ gói kỹ thuật canh tác; từ vùng đất cát ven biển đến nay đất đã phì nhiêu, tơi xốp hơn, độ pH trong đất cũng tăng lên mức 6%, đây là độ pH lý tưởng cho cây hành, từ đó thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Cùng với nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả… trồng hành tím đang cải thiện đáng kể đời sống người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, nhất là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

Bên cạnh đó, địa phương cũng đã khai thác lợi thế về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, Hoa để phát triển du lịch với các chùa chiềng mang đậm nét văn hóa dân tộc như chùa Botum Vong Sa Som Rong, Chén Kiểu (chùa Sà Lôn) Chùa Mahatup (chùa Dơi)… các lễ hội độc đáo của cộng đồng 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, tiêu biểu nhất chính là Lễ hội Óoc Om Bóc - đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer; nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc như các điệu múa dân gian của dân tộc Khmer, dân tộc Hoa đã và đang trở thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút du khách, phát triển kinh tế, du lịch địa phương.

Cùng với hoạt động trên, Đoàn đến thăm, viếng hương khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng tại cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; thăm khu di tích lịch sử quốc gia Ba Hòn và viếng hương nữ Anh hùng liệt sỹ Phan Thị Ràng (Chị Sứ) tại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang… 

Nhìn chung, chuyến công tác của Đoàn đã hoàn thành theo đúng nội dung, chương trình kế hoạch; thu thập được nhiều thông tin bổ ích, tạo mối quan hệ tốt với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND các tỉnh./.

Một số hình ảnh hoạt động của Đoàn:
1. Trao tặng tranh Chùa Cầu cho Thường trực HĐND tỉnh Cà Mau

2. Tham quan, học tập mô hình trồng hành tím hữu cơ tại ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải

3. Dâng hương Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

4. Viếng mộ anh hùng Liệt sỹ Phan Thị Ràng (Chị Sứ) tại Hòn Đất

Tác giả: Thanh Tâm

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website