Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Hoạt động giám sát HĐND

A+ | A | A-

Nước sinh hoạt của người dân miền núi vẫn còn nhiều khó khăn

Người đăng: dangtin Lượt xem: 35871

Theo báo cáo của UBND huyện, giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn huyện Nam Giang đã triển khai đầu tư xây dựng 18 công trình nước sạch sinh hoạt tập trung với tổng mức đầu tư 53,041 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 32,035 tỷ đồng (từ các chương trình: 30a, 135, nông thôn mới, hỗ trợ khắc phục thiên tai…); ngân sách tỉnh là 9,9 tỷ đồng và ngân sách huyện là 4,994 tỷ đồng, còn lại là vốn từ nguồn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và vốn tài trợ của tổ chức phi chính phủ để phục vụ nước sinh hoạt cho các hộ gia đình tại các khu dân cư trên địa bàn. Bên cạnh đó, địa phương đầu tư các công trình nước sinh hoạt phân tán như bồn chứa nước, hỗ trợ ống nước, máy bơm nước… tại một số khu vực dân cư của các xã Tà Pơơ, Chà Vàl, Cà Dy… với tổng kinh phí 633,15 triệu đồng.

Qua làm việc với UBND huyện và kết quả khảo sát tại một số khu vực dân cư các xã Tà Pơơ, Chà Vàl có thể đánh giá công tác thu hút đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt được địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện khá tốt; hầu hết các công trình nước sinh hoạt sau khi được đầu tư, bàn giao đều phát huy hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt của người dân (khoảng 80%); huy động được sự tham gia đóng góp kinh phí của người dân cùng với hỗ trợ của huyện, xã vào duy tu, bảo dưỡng các công trình khi bị hư hỏng…

Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát một công trình nước sinh hoạt tại thôn Tơ ul, xã Chà Vàl.

Tuy nhiên, thực trạng nước sinh hoạt của người dân miền núi vẫn gặp khó khăn: công tác quản lý sau đầu tư còn hạn chế, một số tổ tự quản hoạt động không hiệu quả; thiên tai, bão lũ ảnh hưởng thường xuyên làm hư hỏng một số bộ phận các công trình; nguồn nước sinh hoạt là nguồn từ các khe suối dẫn theo đường ống về các bể chứa tại các khu vực dân cư nên chất lượng nước chưa cao, nước bị đục màu vào mùa mưa và xảy ra hiện tượng khô hạn vào mùa nắng; thói quen và ý thức của người dân về quản lý, sử dụng nguồn nước chưa tốt… và nhất là hiệu quả đầu tư, khả năng kinh doanh, thu hồi vốn đối với các công trình nước sạch tại miền núi rất thấp dẫn đến các nhà đầu tư chưa quan tâm.

Qua kết quả khảo sát và làm việc, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được của địa phương trong thời gian qua; đồng thời, tiếp thu, tổng hợp để báo cáo HĐND tỉnh về những ý kiến, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, thu hút đầu tư, quản lý vận hành khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân./.

Tác giả: Thanh Tâm

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website