Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Hoạt động giám sát HĐND

A+ | A | A-

Khó khăn, vướng mắc sau sắp xếp, sáp nhập khối phố trên địa bàn thị xã Điện Bàn

Người đăng: dangtin Lượt xem: 21698

Sáng ngày 09.9, Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh do ông Trần Xuân Vinh - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã làm việc tại thị xã Điện Bàn về tình hình thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh; cùng tham dự có các đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại thị xã Điện Bàn, các đồng chí Ủy viên Thường trực HĐND, lãnh đạo Ban Pháp chế HĐND, đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
 
Ông Trần Xuân Vinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, thị xã Điện Bàn đã sắp xếp, tổ chức lại 80 thôn, khối phố để thành lập 38 thôn, khối phố mới ở 16/20 xã, phường. Sau khi sắp xếp, tổ chức lại, hiện nay thị xã Điện Bàn có 140 thôn, khối phố/20 xã, phường (giảm 42 thôn, khối phố so với lúc chưa sắp xếp, sáp nhập). Hiện nay, số người hoạt động không chuyên trách (NHĐKCT) ở thôn, khối phố trên địa bàn thị xã là 407 người, trong đó, số lượng Bí thư kiêm trưởng thôn, khối phố/trưởng ban công tác mặt trận là 22 người; số lượng người trực tiếp tham gia công việc ở thôn như: Công an viên; thôn/khối đội trưởng; Chi hội trưởng Hội cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ… là 976 người. Tổng số nhà văn hóa thôn, khối phố trước khi sắp xếp, sáp nhập là 182 nhà, sau sắp xếp, sáp nhập còn 160 nhà, số nhà văn hóa còn dư sau sắp xếp được cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý, sử dụng nhằm hạn chế tình trạng bỏ hoang, xuống cấp, gây thất thoát, lãng phí tài sản công như: Tổ chức họp, hội, sinh hoạt…luân phiên, theo cụm dân cư; cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thuê ngắn hạn để tổ chức hội nghị, hội thảo, đám hỉ… và sử dụng nguồn kinh phí này phục vụ việc duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các nhà văn hóa.

Qua báo cáo, địa phương cho rằng việc thành lập, đổi tên thôn, tổ dân phố kết hợp với kiện toàn các chức danh NHĐKCT ở thôn, khối phố trên địa bàn thị xã Điện Bàn là chủ trương đúng đắn của Đảng, phù hợp với tình hình hiện nay; đã góp phần thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm số lượng lớn NHĐKCT, tập trung đầu mối công việc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, xây dựng quy mô phù hợp với yêu cầu quản lý, năng lực của đội ngũ làm công tác ở thôn, khối phố. 

Tuy nhiên, có những khó khăn, vướng mắc nhất định, đó là: Một khối phố sau khi sắp xếp, sáp nhập có số hộ quá lớn so với quy định như: Thôn Quảng Lăng A (1.050 hộ), thôn Câu Nhi (752 hộ)…dẫn đến khó khăn trong hoạt động quản lý, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thôn; các chế độ, chính sách đối với NHĐKCT vẫn còn thấp so với điều kiện hiện nay và chưa tương xứng yêu cầu, khối lượng nhiệm vụ, công việc, nhất là tại những nơi địa bàn rộng, phức tạp, quy mô dân số đông…Các nhà văn hóa ở các thôn, khối phố sau sắp xếp, sáp nhập không đáp ứng yêu cầu sức chứa chỗ ngồi, diện tích khuôn viên hẹp trong khi dân số tăng lên, khó khăn trong các dịp tổ chức các cuộc họ