Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Cử tri – đại biểu / Diễn đàn của đại biểu

A+ | A | A-

Hiệu quả từ một chủ trương đúng

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 16:07 | 04/12 Lượt xem: 24250

HĐND tỉnh Quảng Nam giám sát chuyên đề sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố

Nhìn nhận đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và hạn chế sau 04 năm thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố (gọi chung là thôn). Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị nhiều nội dung quan trọng trong tổ chức thực hiện các quy định hiện hành và cả chủ trương, định hướng về sắp xếp, sửa đổi các quy định về tổ chức, hoạt động thôn trong thời gian đến.

Bài 1: Hiệu quả từ một chủ trương đúng
Bài 2: Không ít vướng mắc, bất cập
Bài 3: Kiến nghị nhiều giải pháp
________________________________

Bài 1: Hiệu quả từ một chủ trương đúng


Sau sắp xếp, sáp nhập toàn tỉnh giảm 479 thôn, giảm 4.731 người hoạt động không chuyên trách, giảm chi ngân sách mỗi năm trên 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chế độ, chính sách đối với các chức danh ở thôn được cải thiện nhiều hơn so với trước đó,.... là những minh chứng rõ nét về hiệu quả sắp xếp, sáp nhập thôn theo chủ trương tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương.

Kịp thời triển khai

Triển khai chủ trương “sắp xếp, thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố” tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tỉnh ủy Quảng Nam đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 139-KH/TU triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW và Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 14/9/2018 về việc lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên toàn tỉnh.

Đảng ủy xã Tam Thăng (TP.Tam Kỳ) họp Chi bộ thôn Kim Đới và Chi bộ thôn Kim Thành
để thống nhất các nội dung liên quan việc sáp nhập hai thôn. Ảnh: NGUYÊN ĐOAN

Ngay sau đó, các các địa phương đã tập trung xây dựng Đề án tổ chức lại thôn, tổ dân phố, lấy ý kiến cử tri, Nhân dân. Quá trình thực hiện có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc xây dựng Đề án đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, phương án sắp xếp nhận được sự đồng thuận cao của cử tri và HĐND cấp xã, cấp huyện. Cuối năm 2018, HĐND tỉnh đã kịp thời thông qua Đề án sắp xếp thôn và ban hành Nghị quyết 42/NQ-HĐND làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện.

Cạnh đó, để tạo thuận lợi trong thực hiện chủ trương giảm số lượng thôn, đảm bảo quyền lợi các chức danh hoạt động ở thôn dôi dư, HĐND tỉnh cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ một lần theo từng nhóm đối tượng (mức 05 triệu đối với người hoạt động không chuyên trách và mức 01 triệu đối với người trực tiếp tham gia công việc ở thôn).

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cử tri và Nhân dân, đến ngày 01/4/2019 (tức chỉ 03 tháng sau khi có Nghị quyết 42 của HĐND) toàn tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại 1003 thôn để thành lập 515 thôn theo đúng lộ trình đề ra.

Hiệu quả rõ nét

Với việc sắp xếp, tổ chức lại 1003 thôn để thành lập 515 thôn mới, toàn tỉnh đã giảm 479 thôn, từ 1719 thôn còn 1240 thôn. Ngoài việc giảm số NHĐKCT so giảm số lượng thôn như trên, việc đồng thời thực hiện quy định về bố trí kiêm nhiệm chức danh (03 người đảm nhận 05 chức danh) cũng đã giúp tinh gọn bộ máy ở cơ sở khi đã giảm 4.731 NHĐKCT và giảm chi từ ngân sách mỗi năm trên 50 tỷ đồng.

Ngoài các kết quả mang tính định lượng nêu trên, theo đánh giá của các địa phương việc giảm số lượng thôn đã giúp tập trung đầu mối công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của NHĐKCT, cũng là điều kiện để HĐND tỉnh xem xét nâng mức hỗ trợ bằng tháng, bổ sung chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế như quy định tại Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND.

Bên cạnh đó, với việc HĐND tỉnh kịp thời ban hành nhiều nghị quyết khác quy định mức bồi dưỡng, phụ cấp đối với các chức danh khác ở thôn như cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em và nhân viên y tế thôn, tổ dân phố; tổ bảo vệ dân phố; công an viên, thôn đội trưởng; trưởng các chi hội ở thôn … đã tăng số chức danh được hưởng phụ cấp, bồi dưỡng giúp các thôn, tổ dân phố thuận lợi trong triển khai các công việc theo yêu cầu, nhất là ở những nơi diện tích, quy mô số hộ gia đình tăng lên sau sáp nhập.

Đối với các chi bộ được tổ chức theo thôn, việc giảm số lượng thôn đã tăng số lượng đảng viên trong các chi bộ. Tỷ lệ chi bộ có chi ủy sau sắp xếp lại thôn cao hơn trước; cùng với đó việc chú trọng công tác kiện toàn lại chi ủy chi bộ sau khi sáp nhập và thông qua việc thực hiện biểu quyết của tập thể chi bộ để đánh giá, xếp loại chất lượng sinh hoạt chi bộ trước khi kết thúc buổi sinh hoạt đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở thôn.

Tác giả: Thành Nhân

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website