Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Tin tức / Văn hóa – đời sống

A+ | A | A-

Tăng thời lượng giám sát trực tiếp, sâu sát hướng về cơ sở

Người đăng: dangtin Lượt xem: 28128

Theo kinh nghiệm của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, cần lựa chọn vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất để ưu tiên và phải chọn đối tượng giám sát phù hợp; tăng thời lượng giám sát trực tiếp, sâu sát hướng về cơ sở, giảm thời gian trình bày báo cáo, tăng thời gian trao đổi. Quá trình thực hiện cần linh hoạt, nhạy bén điều chỉnh nội dung, chi tiết chương trình, kế hoạch giám sát cho phù hợp với thực tế; đồng thời, phải kiên trì theo đuổi vấn đề giám sát, tích cực đôn đốc để bảo đảm những kiến nghị, giải pháp đưa ra được thực thi trong thực tế.
Để hoạt động giám sát có hiệu quả, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam cho rằng, cần quan tâm toàn diện ba giai đoạn: xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát; triển khai thực hiện kế hoạch và kết luận, kiến nghị, đề xuất, theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau giám sát.

Lựa chọn vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất để ưu tiên

Theo đó, về việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, điểm mấu chốt là chọn vấn đề và đối tượng giám sát. Tại mỗi địa phương, trong từng thời điểm cụ thể thường tồn tại nhiều vấn đề cần giám sát. Tuy nhiên, cùng lúc không thể tổ chức giám sát tất cả được, cần lựa chọn vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất để ưu tiên và phải chọn đối tượng giám sát cho phù hợp. Vấn đề và đối tượng được chọn giám sát có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thường đối tượng giám sát được chọn chính là chủ thể tạo ra những hạn chế, bất cập mà HĐND cần giám sát.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Nam khảo sát các công trình nước sạch tại xã Phước Chánh, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn
Ảnh: Vinh Phạm

Việc chọn vấn đề giám sát phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được mong đợi của cử tri và nhân dân. Muốn vậy, cần thu thập và xử lý thông tin đầy đủ, khách quan và khoa học. Nguồn thông tin có thể từ văn bản báo cáo, qua TXCT, phản ánh của báo chí… nhưng quan trọng nhất là thu thập ý kiến từ đối tượng chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi những hạn chế, bất cập đó để có thông tin khách quan, đầy đủ. Căn cứ quy định pháp luật về chức năng, quyền hạn của HĐND, về trình tự, quy trình giám sát để xây dựng chương trình, kế hoạch; đồng thời, chọn phương pháp, hình thức, thành phần tham gia đoàn giám sát phù hợp.

Ngoài Thường trực, các Ban HĐND, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, trong những trường hợp cần thiết, phải mời thêm chuyên gia để bảo đảm các luận cứ khoa học khi kết luận giám sát. Xây dựng lịch giám sát hợp lý để tạo thuận lợi cho các thành viên của đoàn tham gia đầy đủ (nhất là các thành viên liên quan được mời). Mỗi cuộc giám sát cần đề ra được mục tiêu cụ thể, rõ ràng như: giám sát việc gì, ở đâu, bao giờ, ai tham gia?... Quan trọng nhất là giám sát để làm gì? Cần tăng thời lượng giám sát trực tiếp, sâu sát hướng về cơ sở, giảm thời gian trình bày báo cáo, tăng thời gian trao đổi. Linh hoạt trong việc tổ chức buổi làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát để phòng chống dịch Covid-19.

Linh hoạt, nhạy bén trong triển khai


Đối với giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch giám sát, theo Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam, cần bám sát mục tiêu giám sát để không dàn trải tránh mất thời gian, công sức. Thực chất giai đoạn này cũng là quá trình thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở thực tiễn và khoa học cho các kết luận giám sát, nhưng phải bảo đảm không thay đổi mục tiêu giám sát đã đề ra; tuy nhiên, cũng cần linh hoạt, nhạy bén điều chỉnh nội dung, chi tiết của chương trình, kế hoạch giám sát cho phù hợp với thực tế. Ví dụ: khi giám sát trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có vấn đề liên quan đến kỹ thuật mà không thống nhất ý kiến giữa các bên thì có thể mời chuyên gia hoặc trưng cầu giám định để có căn cứ khi kết luận.

Kết luận giám sát và kiến nghị là phần quan trọng nhất, là biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả hoạt động giám sát. Kết luận giám sát phải khách quan, có căn cứ khoa học và thực tiễn, sát đúng tình hình. Điều quan trọng là kết luận giám sát chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót, những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chính sách, pháp luật và đề xuất hướng giải quyết khả thi, kiến nghị cơ quan chức năng có những giải pháp để khắc phục. Nếu chỉ dừng ở việc chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân mà không kiến nghị biện pháp hữu ích để điều chỉnh hoặc giải quyết vấn đề thì hiệu quả việc giám sát chưa đạt yêu cầu, chưa thể hiện hết trách nhiệm của người giám sát.

Một điều đáng quan tâm nữa là sau giám sát, HĐND cần theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện kết luận, kiến nghị. Bởi thực tế đã có không ít những ý kiến, kiến nghị rất xác đáng của đoàn giám sát không được các cơ quan tiếp thu nghiêm túc, do vậy không triển khai thực hiện đầy đủ. Điều này làm giảm hiệu lực giám sát của HĐND, giảm hiệu quả của hoạt động giám sát và sâu xa hơn còn gây suy giảm lòng tin của cử tri, của nhân dân vào cơ quan dân cử. Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: HĐND với vai trò, vị trí và quyền hạn của mình phải kiên trì theo đuổi vấn đề giám sát, tích cực đôn đốc để bảo đảm những kiến nghị, giải pháp đưa ra được thực thi trong thực tế; đồng thời, kiến nghị có chế tài cụ thể đối với những tổ chức, cá nhân không triển khai thực hiện, hoặc thực hiện không nghiêm túc các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND.

Tác giả: Đặng Hữu (daibieunhandan.vn)

Nguồn tin: https://www.daibieunhandan.vn/tang-thoi-luong-giam-sat-truc-tiep-sau-sat-huong-ve-co-so-ur62z4xgz4-81858

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website