Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Đoàn ĐBQH tỉnh / Chương trình hoạt động

A+ | A | A-

Năm 2023, Quốc hội giám sát chuyên đề liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực chống dịch COVID-19

Người đăng: phoban Lượt xem: 10129

Sáng nay, ngày 27/9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 theo hình thức trực tuyến; đồng chí Phan Thái Bình – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, ĐBQH khóa XV và đồng chí Dương Văn Phước – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đồng chủ trì tại điểm cầu Quảng Nam.


Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Quảng Nam.

Trong năm 2022, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiên trì thực hiện mục tiêu “đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, trong đó đã chú trọng công tác hoàn thiện thể chế; đổi mới, cải tiến cách thức tổ chức thực hiện trong hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH. Năm 2023, Quốc hội giám sát 02 chuyên đề: (1) “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; (2) “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”; Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 02 chuyên đề về: (1) “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; (2) “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Trong báo cáo tham luận gửi Hội nghị, đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước nhận định hệ thống pháp luật về công tác giám sát đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử triển khai thực hiện kịp thời, thuận lợi công tác giám sát, đạt nhiều kết quả quan trọng. Các chuyên đề giám sát đã bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tập trung các lĩnh vực còn nhiều điểm nghẽn trong cơ chế, được Nhân dân quan tâm, tin tưởng. Hoạt động giám sát cũng đã tác động tích cực tới công tác lập pháp và tổ chức áp dụng pháp luật; thông qua giám sát, nhiều cơ chế chính sách đã được hoàn thiện, ngày càng đáp ứng yêu cầu xã hội; trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày một nâng lên.

Tuy nhiên quá trình thực hiện pháp luật về giám sát, nhất là giám sát chuyên đề vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, gây không ít khó khăn trong quá trình tổ chức thực thi. Từ đó, đại biểu Phước kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo rà soát, hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát; xây dựng đầy đủ hệ thống chế tài, đảm bảo tính kịp thời, mạnh mẽ nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; có cơ chế tiếp thu, giải trình, khắc phục ý kiến kết luận sau giám sát nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các kiến nghị giám sát; đồng thời, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trách nhiệm của Đoàn Giám sát đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát./.

Tác giả: Văn Phong – Đoàn Thịnh

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website