Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Đoàn ĐBQH tỉnh / Chương trình hoạt động

A+ | A | A-

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam phát biểu thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 8:16 | 26/05 Lượt xem: 2462

Sáng 25/5, tham gia thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã tham gia phát biểu thảo luận với nhiều đề xuất, kiến nghị xác đáng.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng phát biểu thảo luận tại tổ.

Đại biểu Lê Văn Dũng thống nhất với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 cụ thể, sát thực tiễn. Tuy phải đối mặt với những thách thức về tình hình chính trị thế giới, ảnh hưởng hậu quả của dịch COVID-19 rất nặng nề nhưng Chính phủ đã điều hành năng động, sáng tạo, linh hoạt với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực giúp đất nước vượt qua khó khăn, từng bước đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, nhất là tình hình kinh tế vĩ mô giữ được ổn định, đời sống Nhân dân được nâng cao.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng từ thực tiễn hiện nay, vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế cần được quan tâm, tháo gỡ, đó là: việc sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ gặp nhiều khó khăn; nhiều địa phương có mức tăng trưởng âm; nhiều nhà máy, công ty thiếu việc làm; thị trường bất động sản đóng băng; giá cả thị trường tăng cao; đời sống của người lao động đặc biệt là công nhân gặp khó khăn do mất việc làm, thu nhập thấp; việc siết chặt an toàn giao thông về quy định không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông đem lại nhiều kết quả tích cực, kìm chế tai nạn giao thông; tuy nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu từ bất cập của hệ thống pháp luật hiện nay còn chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp với thực tiễn gây rào cản rất lớn trong việc quản lý điều hành của chính quyền địa phương (như đất đai, đấu thầu, quy hoạch,…). Đồng thời, ranh giới giữa đúng và sai rất mong manh, khó xác định gây cho cán bộ, công chức tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, đùn đẩy công việc cho nhau; sự biến động giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá của sản phẩm đầu ra còn thấp tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội.

Để khắc phục những nội dung nêu trên, đại biểu Lê Văn Dũng đề xuất với Quốc hội, Chính phủ một số vấn đề sau:

Một là, sớm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật còn chồng chéo, bất cập để tháo gỡ nút thắt trong quá trình thực hiện của địa phương, như: quy định về điều chỉnh tăng vốn đầu tư của dự án thì nhà đầu tư phải nộp bổ sung thêm tiền ký quỹ (Điều 26, Nghị định 31/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ); việc điều chỉnh nguồn vốn giải ngân chậm theo Luật Đầu tư giao HĐND cấp tỉnh ban hành Nghị quyết cho phép gia hạn nguồn vốn chưa sử dụng hết cho các cấp cơ sở là không hợp lý; việc quy định tiêu chuẩn, định mức xe ôtô theo Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 chưa phù hợp với thực tiễn mặc dù đã kiến nghị nhiều lần.

Hai là, có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước như gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đến hết năm 2023; giảm 50% lệ phí trước bạ… để khắc phục thực trạng ô tô sản xuất trong nước giảm mạnh.

Ba là, Chính phủ cần khảo sát đời sống của người có công với cách mạng hiện nay để có đánh giá khách quan, tổng thể, từ đó đề ra chính sách đúng đắn, đảm bảo cuộc sống cho đối tượng này để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan khẩn trương ban hành các chính sách hỗ trợ xã ATK, vùng ATK để thể hiện sự tri ân của Đảng và Nhà nước với những đóng góp của Nhân dân các dân tộc vùng chiến khu cách mạng vào sự thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam; đảm bảo nâng mức sống cả về vật chất, tinh thần của người dân sinh sống trong các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng; bảo tồn, gìn giữ, giáo dục và phát huy các giá trị lịch sử của chiến khu an toàn khu cách mạng.

Bốn là, tình hình tệ nạn xã hội hiện nay đáng lo ngại bởi việc ảnh hưởng của ma túy và thuốc lá điện tử, chủ yếu tập trung ở đối tuổi thanh thiếu niên. Đề nghị Quốc hội xem xét quy định người sử dụng ma túy là loại tội phạm chứ không phải con bệnh để có chế tài xử lý nghiêm đối tượng này; cấm buôn bán, sử dụng thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

 
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tham gia thảo luận tại tổ ngày 25.5 
theo Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tham gia thảo luận nội dung này, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Dương Văn Phước cũng đặt ra nhiều vấn đề còn bất cập đối với đời sống công nhân lao động. Đại biểu cho biết, mặc dù Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm đến đời sống Nhân dân lao động nhưng thực tế hiện nay, việc mua đất, xây được nhà đối với công nhân là điều rất khó khăn, thu nhập thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà ở xã hội chỉ phù hợp với các khu đô thị dân cư đông đúc, đối với các địa phương còn lại (trong đó, có tỉnh Quảng Nam) hiện diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nên việc xây dựng và mua nhà ở xã hội là chưa khả thi (tâm lý người dân muốn sở hữu nhà ở riêng biệt). Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm, có cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi cho người lao động được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội mua đất, làm nhà để họ có cơ hội ổn định chỗ ở, an cư lạc nghiệp. Đại biểu còn cho biết, việc xây dựng các thiết chế công đoàn cho công nhân lao động theo Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 Thủ tướng Chính phủ tuy đã được triển khai xây dựng song các dự án này chưa phát huy hiệu quả, công nhân lao động vẫn chưa tiếp cận được các thiết chế công đoàn, nhất là nhà ở, nhà trẻ, khu vui chơi cho con em công nhân lao động. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tăng cường chỉ đạo thực hiện các dự án thiết chế công đoàn, đảm bảo nhu cầu bức thiết của công nhân lao động hiện nay.

Tác giả: Ngọc Quyên

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website