Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

Cử tri – đại biểu / Diễn đàn của đại biểu

A+ | A | A-

MỘT CHÍNH SÁCH MANG TÍNH NHÂN VĂN SÂU SẮC - Bài 2

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 14:58 | 21/06 Lượt xem: 1184

MỘT CHÍNH SÁCH MANG TÍNH NHÂN VĂN SÂU SẮC

Bài 2: Cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ các đối tượng yếu thế và khó khăn

Kết quả qua hai năm thực hiện đã khẳng định Nghị quyết 43/2021/NQ-HĐND đã thực sự đi vào cuộc sống và được sự đồng thuận cao của người dân, góp phần quan trong trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng nảy sinh những khó khăn, vướng mắc nhất định cần khắc phục để tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế và khó khăn.

Những khó khăn nảy sinh từ thực tế triển khai Nghị quyết 43

Trách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền và một số cán bộ nhất là ở địa phương, cơ sở chưa cao, chưa dành sự quan tâm đúng mức trong công tác đảm bảo an sinh xã hội nói chung, trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 43 nói riêng.  

Đối tượng chính sách bảo trợ xã hội của tỉnh nhiều, nhất là người khuyết tật, người cao tuổi có xu hướng tăng, trong khi cơ chế, chính sách, nguồn lực kinh phí chưa bao trùm hết được; nhưng công tác rà soát, thống kê đối tượng ban đầu để làm cơ sở xây dựng Đề án trình HĐND tỉnh quy định đối tượng tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 43 của một số địa phương chưa được chính xác, chênh lệch lớn so với thực tế nhất là nhóm đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách ở một số địa phương chưa kịp thời, đồng bộ; hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm định, trình cấp thẩm quyền ban hành quyết định trợ cấp còn chậm, chưa đúng quy định. Công tác tổng hợp báo cáo, đề xuất kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách của một số địa phương chưa kịp thời và sát thực tế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết chưa được các địa phương quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên, sâu rộng. Bên cạnh đó, một số quy định về trợ giúp xã hội còn thiếu rõ ràng, bất cập và chưa đáp ứng so với thực tiễn.

Nhiều trường hợp cơ sở y tế có thẩm quyền kết luận tên bệnh không trùng khớp, đúng với tên gọi 42 loại bệnh theo danh mục bệnh hiểm nghèo của Sở Y tế; trong khi công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội không có chuyên môn về y tế nên không thể thẩm định hồ sơ mà phải đề nghị Trung tâm Y tế cấp huyện thẩm định, kết luận bệnh; một số trường hợp phải xin ý kiến của Sở Y tế để kết luận. Bên cạnh đó số lượng công chức làm công tác bảo trợ xã hội từ tỉnh đến cấp xã số lượng đã ít và phải kiêm nhiệm quá nhiều việc, đối tượng đa dạng; chính sách, hồ sơ thủ tục, quy định nhiều; mặt khác, các huyện miền núi cao, địa bàn rộng, địa hình chia cắt, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, đối tượng sinh sống phân tán nhiều nơi, ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải quyết chính sách và kiểm tra, thanh tra, giám sát, do đó thời gian giải quyết trợ cấp cho đối tượng chậm hơn so với quy định.

Ban VH-XH HĐND tỉnh làm việc với Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Nam

Đối tượng và nhu cầu kinh thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng của các địa phương tăng cao kể từ năm 2023, vượt so với kinh phí dự kiến ban đầu; chủ yếu tăng trong thực hiện 03 chế độ của chính sách tại cộng đồng của 18 huyện, thị xã, thành phố, tập trung ở nhóm đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo và chế độ đóng bảo hiểm y tế, hỗ trợ mai táng phí. Trong khi đó nguồn kinh phí được UBND tỉnh giao năm 2023 thấp hơn so với thực tế chi trả của các địa phương, vì vậy các địa phương không đảm bảo nguồn để thực hiện và đến nay các địa phương chưa được cấp bổ sung kinh phí, chưa quyết toán kinh phí năm 2023. 

Tiếp tục quan tâm hỗ trợ các đối tượng yếu thế và khó khăn

Việc HĐND tỉnh ban hành quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh,  trong đó quan tâm bổ sung thêm các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh chưa được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ là phù hợp với quan điểm nhất của Đảng, Nhà nước ta trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, phù hợp với thực tiến, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các chính sách này trong thời gian đến là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để việc thực hiện Nghị quyết 43 đảm bảo hiệu quả, tránh sai sót, tiêu cực cần quan tâm một số vấn đề sau đây:

Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của trung ương và quy định của HĐND tỉnh tại Nghị quyết số 43 và các văn bản liên quan; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ địa phương về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

Người khuyết tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện, ý kiến của Nhân dân, đối tượng thụ hưởng chính sách để kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết theo đúng quy định, phù hợp với từng nhóm đối tượng, dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng bố trí ngân sách của tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan và địa phương trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; trong rà soát, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết sửa, bổ sung Nghị quyết số 43 nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tế.

Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, lập và đề xuất kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện chính sách đảm bảo kịp thời, sát, đúng, đủ theo thực tế của từng địa phương, đơn vị 

Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, theo dõi và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Tác giả: Nguyễn Nhật Hòa

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác: