Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai thông qua công tác kiểm sát

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 9:22 | 20/07 Lượt xem: 54

Hội nghị chuyên đề “Trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” được Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức vừa qua (tháng 7.2024) đã trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan thực trạng công tác quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) về đất đai; công tác thụ lý, giải quyết, thi hành các bản án, quyết định hành chính, dân sự lĩnh vực đất đai,… Từ thực trạng được chỉ ra, các cơ quan, đơn vị cũng đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu để giải quyết hạn chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai.

441a1207.jpg
Quang cảnh Hội nghị chuyên đề

Số lượng án hành chính, dân sự tăng cao

Tại Hội nghị, UBND tỉnh cho biết, trong các năm qua các cơ quan hành chính của tỉnh đã ban hành số lượng rất lớn các QĐHC để thực hiện chức năng QLNN trên lĩnh vực đất đai như: thu hồi đất; bồi thường – hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất; cấp GCNQSD đất,… Chỉ tính giai đoạn 2020-2023, ở 07 đơn vị hành chính cấp huyện đã ban hành 12.795 QĐHC về đất đai; trong đó có 6.442/12.795 quyết định về thu hồi đất, bồi thường – hỗ trợ tái định cư.

Số lượng QĐHC được ban hành nhiều và pháp luật về khởi kiện hành chính cũng được hoàn thiện và trở thành phương tiện để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên số lượng QĐHC, HVHC bị khởi kiện cũng tăng cao. Theo số liệu được báo cáo tại Hội nghị, trong giai đoạn 2020-2023 tổng số án hành chính thụ lý theo thủ tục sơ thẩm là 653 vụ và Quảng Nam là tỉnh có số lượng vụ hành hành chính liên quan lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ cao, đứng thứ 2 trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên với những sự kiện pháp lý phức tạp.

Đối với lĩnh vực dân sự liên quan quản lý đất đai thì năm sau luôn tăng hơn so với năm trước chủ yếu là tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế mà di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Công tác thi hành án các bản án, quyết định hành chính thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp cũng được đánh giá còn nhiều vấn đề cần quan tâm hơn. Trong tổng số 170 việc phải thi hành vẫn cón tồn đọng 27 việc, có việc tồn đọng qua nhiều năm. 

Qua công tác kiểm sát của VKS và giải quyết án của TAND đã xác định các vi phạm, vấn đề cần rút kinh nghiệm của các QĐHC và HVHC theo 04 nhóm. Cụ thể cấp GCNQSD đất có 19 vấn đề; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có 10 vấn đề; 03 vấn đề trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai; và 05 vấn đề đối với những nội dung khác.

Đa dạng nguyên nhân

Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng trên, các tham luận tại Hội nghị đều thống nhất có 02 nhóm nguyên nhân là khách quan và chủ quan. 
Về khách quan, công tác QLNN trên lĩnh vực đất đai mang tính đặc thù, phức tạp, vừa có tính lịch sử, vừa có tính thời sự. Trong khi đó đội ngũ làm công tác tham mưu QLNN về đất đai còn thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều,.. đã dẫn đến những sai sót trong thẩm định hồ sơ, tham mưu ban hành QĐHC.

Mặt khác, hệ thống thể chế, quy định lĩnh vực đất đai rất đồ sộ, phức tạp. Luật đất đai là đạo luật lớn với 25 nghị định, 59 thông tư hướng dẫn thi hành, chưa kể các văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành; lại thường xuyên thay đổi, thiếu đồng bộ, thống nhất, có nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn,.. nên việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ về pháp luật đất đai cũng là khó khăn đối với đội ngũ cán bộ, công chức tham gia vào quá trình QLNN về đất đai.

Đối với đặc thù của Quảng Nam, với hiện trạng hồ sơ cơ sở dữ liệu về đất đai trên địa bàn tỉnh chưa hoàn thành; hầu hết hồ sơ địa chính qua các thời kỳ được lưu trữ không đầy đủ, hư hỏng; có hồ sơ sai sót ngay tại thời điểm lập nhưng không được chỉnh lý; chưa thực hiện tốt thủ tục bắt buộc là đăng ký đất đai,… đã ảnh hưởng đến công tác quản lý hiện trạng, xác nhận nguồn gốc đất đai.

Về mặt chủ quan, một số nguyên nhân được xác định là trong quá trình ban hành QĐHC, thực hiện HVHC chưa thật sự quan tâm, chú trọng về thể thức, trình tự, thủ tục nên bỏ qua nhiều thủ tục mang tính bắt buộc. Có tình trạng thiếu kiểm tra, rà soát về tính thống nhất của việc quản lý hồ sơ, hiệu trạng thực tế nên áp dụng pháp luật chưa chính xác,..

Đối với hạn chế, vướng mắc trong thi hành các bản án, quyết định hành chính, nguyên nhân được xác định do chủ thể thi hành là cơ quan hành chính mang tính đặc thù, việc thực hiện bất kỳ nội dung nào của bản án cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhưng nhiều trường hợp trình tự, thủ tục tố tụng chưa thống nhất với trình tự, thủ tục pháp luật đất đai. Bên cạnh đó, có trường hợp thi hành án gặp vướng mắc thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước vì không tham dự các phiên xét xử, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu chứng cứ để tòa án xét xử,.. nên dẫn đến bản án có nội dung tuyên không rõ, không đảm bảo nhưng cơ quan nhà nước không thực hiện quyền kiến nghị, kháng cáo theo quy định.

Thống nhất về giải pháp

Nhận diện rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua ở cả góc độ cơ quan QLNN và cơ quan tiến hành tố tụng để tìm kiếm, thống nhất các giải pháp là yêu cầu, mục tiêu chung của Hội nghị. 

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh đề nghị Sở TN&MT, UBND cấp huyện tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các nội dung của Luật Đất đai 2024 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật để đội ngũ tham gia công tác QLNN về đất đai nắm vững quy định và áp dụng đúng đắn trong các QĐHC, HVHC, hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu nại, khiếu kiện phát sinh do lỗi của cơ quan nhà nước. Trong phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện tốt việc rà soát, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu; tham gia đầy đủ, đúng thành phần trong các phiên hòa giải đối thoại, thẩm định tại chỗ chứng cứ và tranh tụng tại tòa.

Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan liên quan kiến nghị tòa án cần quan tâm xây dựng kế hoạch cụ thể từ khâu thụ lý, thu thập hồ sơ chứng cứ và nâng cao chất lượng công tác hòa giải nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc phải đưa ra xét xử. Trong xét xử các vụ hành hành chính cần chủ động thông báo thời gian hợp lý để các bên liên quan có thể tham gia đầy đủ vào hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác xét xử. Đối với TAND tối cao và Viện KSND tối cao các địa phương kiến nghị rà soát và giải quyết kịp thời các đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định của tòa án về vụ hành chính chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa phù hợp pháp luật, thực tiễn.

Phát biểu tại Hội nghị, trên cơ sở dẫn chứng các vi phạm trong quản lý đất đai, Viện cấp cao 2 thuộc Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng kiến nghị tỉnh tổng rà soát lại tình hình thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành tại địa phương. Trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp để chấn chính, xử lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chủ động phát hiện, xử lý các hạn chế, thiếu sót. Tiếp tục thực hiện Kiến nghị 18 của VKSND Tối cao liên quan cấp GCNQSD đất ghi đất thổ cư. Thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm UBND các cấp trong thực hiện Luật Tố tụng hành chính 2015.

Tác giả: Thanh Thanh

[Trở về]

Các tin khác: