Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

Tin tức / Văn hóa – đời sống

A+ | A | A-

Giải pháp tài chính bền vững cho y tế dự phòng

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 8:46 | 06/09 Lượt xem: 746

Ngày 31.8, tại TP. Đà Nẵng, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh, Ủy ban Xã hội đã tổ chức hội thảo Giải pháp tài chính bền vững cho y tế dự phòng (YTDP) và phòng chống HIV/AIDS, lấy ý kiến về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). 

Quang cảnh Hội nghị

Xác định được tầm quan trọng của YTDP trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và nâng cao sức khoẻ của Nhân dân, Đảng, quốc hội và chính phủ luôn coi trọng lĩnh vực này và nhất là quan tâm nguồn tài chính cho YTDP. Tuy nhiên, cơ chế tài chính hiện nay cho YTDP đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, cơ chế tài chính đầu tư cho YTDP chỉ là nguồn ngân sách nhà nước, các dự án ODA, nguồn xã hội hóa, huy động và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Trong 10 năm trở lại đây, các chương trình viện trợ không hoàn lại bị cắt giảm; các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chương trình mục tiêu về y tế - dân số kết thúc. Nguồn kinh phí cho YTDP chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước. Một số địa phương có tỷ lệ chi cho Y tế dự phòng đạt trên 30% như Yên Bái, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tây Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên hầu hết vẫn ở dưới 30%. Đặc biệt có Quảng Ngãi (từ 12-19%), Gia Lai (từ 6-9%).

Tham gia thảo luận tại Hội thảo, nhiều đại biểu có ý kiến cho rằng, tỷ lệ chi cho YTDP trong tổng chi ngân sách nhà nước vẫn còn thấp và dưới 30%; các đơn vị thuộc YTDP có nguồn thu thấp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, hầu như không có nguồn thu; việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho YTDP còn rất hạn chế; chưa xây dựng được danh mục các dịch vụ, mức giá để thực hiện cơ chế đặt hàng; công tác xã hội hoá, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, phát triển các hoạt động YTDP còn nhiều hạn chế…

Đại biểu thảo luận tại Hội nghị

Qua trao đổi, thảo luận, nhiều địa phương kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách pháp luật về y tế, có chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhân lực thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ dự phòng, quan tâm đầu tư kinh phí cho hệ dự phòng ít nhất 30% kinh phí cho ngành y tế; tiếp tục duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế để đảm bảo nguồn lực cho y tế dự phòng. Sớm có hướng dẫn cụ thể cho công tác mua sắm, đấu thầu; điều chỉnh chính sách về cơ chế tự chủ, giá dịch vụ y tế…

Tác giả: Hải Yến

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác: