Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Bài 2: Những vướng mắc trong phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 8:13 | 04/01 Lượt xem: 206

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Bài 2: Những vướng mắc trong phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Nếu các khu công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong phát triển công nghiệp của tỉnh thì các cụm công nghiệp giữ vai trò động lực trong phát triển công nghiệp - dịch vụ của các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, để phát huy vai trò động lực, các cụm công nghiệp cần được thảo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế quản lý, hỗ trợ đầu tư và giải quyết tốt vấn đề môi trường

Cơ chế, chính sách còn chồng chéo

Trước hết là bất cập trong công tác quản lý các cụm công nghiệp (CCN). Những năm trước, phần lớn các CCN do Trung tâm phát triển CCN cấp huyện làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay các Trung tâm này đã giải thể và sáp nhập chức năng vào đơn vị khác nên tình trạng pháp lý của các CCN chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, cũng như thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào CCN. Các địa phương mới bổ sung chức năng này cho Ban quản lý dự án đầu tư cấp huyện, nhưng trên thực tế chưa thực hiện đúng: chưa thuê đất của nhà nước để đầu tư hạ tầng và cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm thuê lại, chưa thu phí sử dụng...

Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP, quy hoạch chi tiết CCN được giao UBND cấp huyện phê duyệt; nhưng đối với những CCN trước đây được UBND tỉnh phê duyệt, khi địa phương cần điều chỉnh quy hoạch chi tiết CCN thì chưa xác định được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh. Tương tự, trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án thứ cấp, trước đây ủy quyền cho địa phương thực hiện, nay UBND tỉnh điều chỉnh thì cũng chưa xác định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cũng theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP thì chủ trương mở rộng, bổ sung quy hoạch CCN phải xác định rõ chủ đầu tư hạ tầng; nhưng khi chưa có chủ trương thỏa thuận mở rộng (đối với CCN mở rộng lớn hơn 5 ha phải lấy ý kiến và có văn bản thống nhất của Bộ Công Thương) thì việc bổ sung quy hoạch không thể thực hiện được thủ tục lựa chọn chủ đầu tư. Chưa có quy định cụ thể về thu phí sử dụng hạ tầng CCN, nên các địa phương còn lúng túng khi khai thác các hạ tầng dùng chung đã thực hiện như: đường giao thông, khu xử lý nước thải tập trung…Việc chủ trì tham mưu phát triển CCN, ngành nghề sản xuất kinh doanh trong CCN trên địa bàn cấp tỉnh (xác định mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh,...) thuộc chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở Công Thương, nhưng việc hướng dẫn thu hút đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh vào CCN theo pháp luật đầu tư lại thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nên Sở Công Thương gặp khó khăn trong việc thực hiện vai trò cơ quan đầu mối quản lý về CCN trên địa bàn. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đấu thầu và Quyết định 2132/QĐ-UBND của UBND tỉnh thì do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND tỉnh; nhưng theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP lại giao Sở Công Thương báo cáo UBND tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư theo quy định của pháp luật. 

Cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển cụm công nghiệp

Vấn đề bảo vệ môi trường và giải phóng mặt bằng

Phần lớn các CCN trên địa bàn tỉnh (47/51) chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Hiện có 22/53 CCN đang hoạt động có hồ sơ về môi trường (chiếm tỷ lệ 40,74%). Hầu hết các cơ sở hoạt động trong CCN đều tự xử lý nước thải nhưng hoạt động chưa hiệu quả vì các doanh nghiệp thu hút trong CCN là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà chi phí để quản lý và vận hành lớn nên không đủ kinh phí đảm bảo hoạt động lâu dài. Từ đó dẫn đến tình trạng  nhiều cơ sở xử lý chưa đạt quy chuẩn, xả thải gây ô nhiễm môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra ở các CCN chưa được triển khai thường xuyên, chủ yếu mới thực hiện đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài tại CCN. Nguyên nhân là do chưa có văn bản hướng dẫn chuyên ngành về thanh tra, kiểm tra CCN, đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, chế tài xử lý khi có vi phạm. Hơn nữa, theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì không tiếp nhận thêm hoặc tăng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, công tác mở rộng. thu hút đầu tư mới các doanh nghiệp thứ cấp vào các CCN gặp khó khăn, trở ngại. 

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp

Bên cạnh đó, theo Sở Công Thương, một trở ngại lớn ảnh hưởng đến sự phát triển CCN trên địa bàn tỉnh là công tác giải phóng mặt bằng. Hiện nay, diện tích đất công nghiệp còn lại có thể cho thuê khoảng 350ha nhưng chỉ có khoảng 30ha đất đã giải phóng, san lấp mặt bằng (chủ yếu tập trung các CCN huyện miền núi). Các CCN trên địa bàn tỉnh đa số do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, nên việc đền bù - GPMB thực hiện theo hình thức cuốn chiếu. Do đó, diện tích còn lại có thể cho thuê phần lớn chưa thực hiện đền bù, san lấp mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp; hạ tầng kỹ thuật của các CCN (như hệ thống giao thông, hệ thống xử lý nước thải, vỉa hè, cây xanh...) chưa hoàn chỉnh và đồng bộ nên việc kêu gọi đầu tư vào các CCN vẫn còn rất hạn chế.

Tác giả: Nguyễn Nhật Hòa

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác: