Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Cơ cấu tổ chức

CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; xem xét, đánh giá công chức đối với Chánh Văn phòng.

2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thành các phòng gồm:

a) Phòng Công tác Quốc hội;

b) Phòng Công tác Hội đồng nhân dân;

c) Phòng Hành chính, Tổ chức, Quản trị;

d) Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có thể quyết định thành lập thêm 01 phòng để phụ trách mảng công việc có tính chất tương đối độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của phòng thuộc Văn phòng sau khi xin ý kiến của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

4. Phòng có thể có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng, số lượng Phó Trưởng phòng được quy định như sau:

a) Phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có ít hơn 10 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại I có ít hơn 09 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại II và loại III có ít hơn 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng;

b) Phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng;

c) Phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Trưởng phòng.

5. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng sau khi xin ý kiến của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

6. Biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Biên chế đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội và biên chế đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoạt động chuyên trách không thuộc biên chế công chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà thuộc biên chế khối lãnh đạo các cơ quan dân cử ở địa phương trong tổng số lượng biên chế cán bộ, công chức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó.

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ

Liên kết web

select

Liên kết Website