Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Chương trình hoạt động HĐND

A+ | A | A-

Nhiều kiến nghị liên quan việc thực hiện nghị quyết chuyên đề

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 15:05 | 02/05 Lượt xem: 38520

Tham luận tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện vừa qua, các địa phương đã kiến nghị nhiều vấn đề có liên quan quá trình thực hiện nghị quyết chuyên đề do HĐND tỉnh ban hành.

Bổ sung loại dược liệu được hưởng cơ chế hỗ trợ

Theo đánh giá của Thường trực HĐND các huyện Nam Trà My, Phước Sơn việc áp dụng cơ chế hỗ trợ phát triển dược liệu, quế Trà My, sâm Ngọc Linh theo các Nghị quyết 202/2016/NQ-HĐND,  Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND và quy định cho thuê môi trường rừng để trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, kinh doanh du lịch sinh thái theo Nghị quyết 42/2017/NQ-HĐND đã tạo nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ các cơ chế hỗ trợ theo nghị quyết nhiều tổ chức, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư trồng, chế biến dược liệu, tham gia vào chương trình OCOP với nhiều sản phẩm có giá trị, giúp nhiều hộ từ chỗ thiếu đói lương thực đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu từ chính những cây trồng bản địa.

Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, phát huy tiềm năng dược liệu, địa phương kiến nghị tỉnh sớm phê duyệt phương án thuê dịch vụ môi trường rừng đối với khu vực vùng sâm gốc Tăk Ngo (70ha), đẩy nhanh tiến độ công nhận rừng giống quế và công nhận cây quế trội tại địa phương, làm cơ sở thực hiện cơ chế hỗ trợ theo quy định; xem xét bổ sung các loại cây dược liệu giảo cổ lam, đương quy, chè dây, lan kim tuyến, định lăng vào danh mục các loại cây dược liệu được hỗ trợ theo Nghị quyết 202/2016/NQ-HĐND.

Tăng định mức hỗ trợ làm nhà ở

Cơ chế hỗ trợ sắp xếp dân cư được áp dụng từ năm 2017 đã được nhiều địa phương thực hiện hiệu quả. Tại Nam Trà My, ngoài việc tổ chức thực hiện các nội dung hỗ trợ di chuyển nhà, san nền, điện, nước, giao thông theo Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND, HĐND huyện Nam Trà My đã có chính sách hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đồng để làm nhà vệ sinh tự hoại, 5 triệu đồng để chỉnh trang nhà cửa đối với các hộ không di dời đến nơi ở mới; qua đó giúp việc thực hiện chủ trương sắp xếp dân cư ở địa phương đạt nhiều kết quả tích cực, chỉ trong 02 năm 2017 – 2018, toàn huyện đã tổ chức sắp xếp được 28 khu với 1.563 hộ.

Kiến nghị các vấn đề liên quan việc thực hiện cơ chế hỗ trợ bố trí, sắp xếp dân cư theo Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND và Nghị quyết 31/2018/NQ-HĐND, Nam Trà My đề nghị bổ sung kinh phí để địa phương thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư theo nhu cầu và kế hoạch của huyện. Huyện Phước Sơn đề nghị cho phép chuyển kinh phí hỗ trợ các hạng mục không thực hiện hoặc thực hiện không hết như đất sản xuất, đường dân sinh sang hỗ trợ di dời nhà, tạo mặt bằng; tăng mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà để người dân có điều kiện mua các loại vật liệu khác ngoài gỗ vì người dân không thể khai thác gỗ từ rừng khi thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, mặt khác với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà thì không đủ để người dân mua vật liệu dựng lại nhà mới.

Xem xét bổ sung các chính sách hỗ trợ lao động, học sinh

Thường trực HĐND huyện Tây Giang cho rằng việc HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đối với học sinh (ngoài đối tượng được áp dụng chính sách theo quy định Trung ương) tại kỳ họp thứ 9 vừa qua là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cải thiện bữa ăn và điều kiện học tập. Tuy nhiên với mức hỗ trợ 20% mức lương cơ sở/học sinh/tháng như quy định tại Nghị quyết số 50/2018/NQ-HĐND dẫn đến bất cập trong thực hiện, nhất là trong trường hợp cùng một trường nhưng mức hỗ trợ giữa các đối tượng khác nhau, đề nghị nâng mức hỗ trợ lên bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Thường trực HĐND huyện Bắc Trà My đề nghị ngoài các chính sách hỗ trợ học ngoại ngữ, tín dụng đã quy định tại Nghị quyết 51/2018/NQ-HĐND, cần xem xét hỗ trợ chi phí khi người lao động tham gia tuyển dụng, thi tuyển vì thực tế là chi phí tham gia dự tuyển khá lớn, người lao động chưa đủ mạnh dạn để tham gia. Đồng thời, đề nghị tỉnh xem xét, phân bổ nguồn kinh phí tuyên truyền, điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề, xuất khẩu lao động cho các địa phương; tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý công tác đào tạo nghề cho cán bộ phụ trách công tác quản lý đào tạo nghề của huyện và xã.

Đối với Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND, nhiều địa phương kiến nghị bổ sung chính sách hỗ trợ tiền ở trọ cho người lao động là người kinh thuộc diện hộ nghèo sinh sống tại miền núi (như người DTTS); bổ sung danh mục ngành nghề được hỗ trợ; lao động sau khi đào tạo nghề và làm việc cho các công ty, doanh nghiệp ngoài tỉnh vẫn được hưởng cơ chế  hỗ trợ theo Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND.

Ngoài ra, tại hội nghị các địa phương đã kiến nghị một số vấn đề liên quan việc thực hiện các Nghị quyết về sắp xếp, bố trí chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; đề nghị  UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu lai, chủ đầu tư các dự án tái định cư khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đầu tư hoàn thiện hạ tầng tại các khu tái định cư; xây dựng đề cương, biểu mẫu, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho cấp huyện, cấp xã thực hiện việc lập hệ thống hồ sơ quản lý đất công ích thống nhất trên toàn tỉnh,.. theo đúng nội dung đã được HĐND tỉnh quyết nghị tại các Nghị quyết xử lý kết quả giám sát chuyên đề.

Tác giả: Thanh Hiền

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website