Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Cử tri – đại biểu / Diễn đàn của đại biểu

A+ | A | A-

Tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản (Bài 2)

Người đăng: dangtin Ngày đăng: 15:23 | 01/02 Lượt xem: 83

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:

Bài 2: Nguyên nhân và giải pháp cho thời gian đến

Từ thực trạng công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trong thời gian qua cần phân tích tìm nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.

Nguyên nhân

Trước hết cần nhìn nhận trách nhiệm quản lý nhà nước trên lĩnh vực này: việc rà soát, tham mưu hoàn thiện quy định pháp luật còn chậm, nhất là vấn đề cải cách thủ tục hành chính vẫn còn khá nhiều bất cập, quy định hiện hành về hồ sơ, thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, nhất là đối với khoáng sản, như: cát, sỏi lòng sông, đất san lấp công trình khá rườm rà, phức tạp…

Quá trình khảo sát, lập quy hoạch, rà soát quy hoạch chưa có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng. Hồ sơ trình HĐND tỉnh bổ sung quy hoạch khoáng sản đa số đều khẳng định các điểm mỏ đề xuất bổ sung quy hoạch đảm bảo các yêu cầu theo quy định. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát của các Ban HĐND tỉnh cho thấy vẫn còn nhiều trường hợp chính quyền địa phương chưa đồng thuận, ý kiến các ngành chưa nhất quán, đồng quan điểm liên quan đến việc khớp nối, chống lần giữa quy hoạch khoáng sản với quy hoạch có liên quan; một số vị trí đã phê duyệt quy hoạch nhưng khi khảo sát, đề xuất thăm dò, khai thác chưa có giao thông kết nối, ảnh hưởng khu vực dân cư, môi trường, chưa đủ điều kiện thăm dò, khai thác, một số điểm mỏ khác trong quá trình khai thác, vận chuyển gặp tình trạng phản ứng của một số hộ dân lân cận… nên thời gian qua, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều lần liên quan đến quy hoạch khoáng sản. Điều này tạo nên những tác động, ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của những đối tượng thuộc phạm vi quy hoạch.

Việc theo dõi, hướng dẫn, phối hợp trong công tác cấp phép, gia hạn, quản lý sau cấp phép khai thác khoáng sản giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và các địa phương thiếu chặt chẽ. 

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về khai thác khoáng sản chưa thực hiện thường xuyên; xử lý vi phạm còn thiếu kiên quyết, chưa có biện pháp đủ mạnh buộc các đơn vị thực hiện phương án khắc phục hiện trạng, khôi phục môi trường 

Ngoài ra, chính quyền một số địa phương cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý hiện trạng, quản lý quy hoạch nên khi các doanh nghiệp khai thác vượt quá phạm vi, giới hạn được cấp phép hoặc khai thác quá độ sâu nhưng không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. 

Việc chấp hành pháp luật của các đơn vị khai thác khoáng sản vẫn còn bất cập: Bên cạnh những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước, hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua chưa nhận được sự đồng thuận của một số người dân còn do các đơn vị tham gia hoạt động khoáng sản chưa tuân thủ đầy đủ, chưa tự giác chấp hành các quy định trong cam kết bảo vệ môi trường, chưa chú trọng đầu tư các công trình, hệ thống xử lý bảo vệ môi trường hoặc xây dựng còn mang tính đối phó; một số doanh nghiệp chưa tích cực tham gia đóng góp đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa bàn đóng mỏ.

Cần quản lý chặt chẽ việc khai thác cát lòng sông (Ảnh: Nguyễn Nhật Hòa)

Giải pháp tháo gỡ

Trước mắt, phải tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và những ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động khai thác khoáng sản trong thời gian qua; đồng thời, chú trọng công tác lập, tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp địa phương rà soát quy hoạch khoáng sản để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch một cách khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý hiện trạng, quản lý quy hoạch đối với các khu vực mỏ khoáng sản để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những hành vi vi phạm hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn. Thường xuyên nghiên cứu, rà soát, kịp thời đề xuất sửa đổi hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và khai thác khoáng sản không còn phù hợp, chưa thống nhất, đồng bộ với pháp luật hiện hành về đầu tư, đấu giá tài sản, đất đai, môi trường...; tăng cường cải cải thủ tục hành chính, kịp thời hướng dẫn, tham mưu, đề xuất chỉ đạo xử lý, giải quyết kịp thời các tồn tại, vướng mắc liên quan.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thanh tra, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, vi phạm trong việc báo cáo, kê khai thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khai thác khoáng sản. Nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, khai thác khoáng sản trái phép.…

Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác khoáng sản; chú trọng việc lập, thẩm dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường, giám sát chặt chẽ công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản, kiên quyết dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường đối với những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định.

Quản lý chặt chẽ khai thác khoáng sản sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước và đất sản xuất của người dân (Ảnh: Nguyễn Nhật Hòa)

Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ sổ sách mua bán, việc chấp hành quy định sử dụng hóa đơn, tính trung thực trong kê khai thuế của đơn vị khai thác mỏ nhằm kiểm soát chặt chẽ sản lượng khai thác thực tế và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Rà soát, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định.

Tác giả: Gia Hân

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website