Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

HĐND / Thông tin kỳ họp

A+ | A | A-

Cần giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan trên lĩnh vực y tế, giáo dục

Người đăng: Administrator Account Lượt xem: 29

Trong chương trình kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh khóa X đã dành buổi chiều ngày 10/7 để đại biểu thảo luận ở 4 tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2024; các đề án, báo cáo của Thường trực HĐND, UBND tỉnh trình kỳ họp và các nội dung liên quan khác.

Không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, nghiêm túc, các đại biểu thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc. Đa số các đại biểu đồng tình với các báo cáo của UBND tỉnh, năm 2024 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm đã có nhiều khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, như: tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 2,7%; sản xuất công nghiệp đã có sự phục hồi, hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra sôi nổi, khách quốc tế tăng mạnh đạt gần 3,1 triệu người, tăng 27% so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiến độ, tăng trưởng toàn diện; thu, chi NSNN được bảo đảm theo dự toán; giá trị xuất nhập khẩu duy trì mức tăng khá là điểm sáng của nền kinh tế; thu hút đầu tư đột phá với nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đều tăng mạnh cả về số dự án và vốn đăng ký. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa, tinh thần của Nhân dân. Công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số được đẩy mạnh; công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Đại biểu thảo luận tổ tại kỳ họp

Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dành nhiều thời gian quan tâm, thảo luận về những vấn đề tồn tại, nhất là vướng mắc liên quan lĩnh vực y tế, giáo dục thời gian qua.

Về tiến độ triển khai thực hiẹn sửa chữa, cải tạo nâng cấp các Trạm Y tế; cải tạo, làm mới sân nền, tường rào, hạ tầng kỹ thuật phụ trợ, trang thiết bị y tế… “riêng trên địa bàn huyện Thăng Bình đến thời điểm hiện nay, có 17 Trạm y tế xã thuộc trường hợp này nhưng chưa có cái nào khởi công theo kế hoạch” đại biểu Trần Công Vỹ nêu thực trạng và đề nghị cho biết thời điểm nào khởi công, hoàn thành các dự án công trình liên quan đén Trạm y tế trên địa bàn toàn tỉnh. 

Giải trình nội dung này, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh cho biết, triển khai thực hiện dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo các Trạm y tế thời gian qua gặp một số khó khăn, vướng mắc do công trình dự án này nhỏ lẻ, dàn trãi trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, nhân lực Ban quản lý dự án thiếu dẫn đến các khâu từ hồ sơ bản vẻ, thiết kế, thi công, thẩm định… kéo dài “đơn vị chủ đầu tư cam kết từ nay đến 31/8/2024 có kết quả đấu thầu và sẽ nổ lực khởi công, hoàn thành toàn bộ dự án, giải ngân trong tháng 12/2024” ông Huỳnh Xuân Sơn khẳng định. 

Nhiều đại biểu quan tâm đến thực hiện chỉ tiêu phân luồng học sinh, thực trạng công nhận trường đạt chuẩn và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay. Theo đại biểu Đặng Thị Lệ Thủy, phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, theo thống kê, số liệu tỷ lệ phân luồng học sinh liên tục giảm dần qua hằng năm, đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ phân luồng đã đề ra, trong đó quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi để các em vừa học nghề, vừa học văn hóa; đồng thời quan tâm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên miền núi “cần có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác tại các huyện miền núi”. Đồng quan điểm này, đại biểu Bhling Mia cho rằng “nên chăng tổ chức hội nghị chuyên đề bàn riêng về giáo dục miền núi, từ cơ chế, chính sách đến đầu tư trang thiết bị dạy học… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục miền núi”.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Khái niệm “trường đạt chuẩn” không đồng nghĩa với trường đó không đáp ứng được yêu cầu dạy học, “tỷ lệ trường chuẩn giảm so với trước đây là do Thông tư 13/2020/TTBGDĐ quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo hướng nâng mức, yêu cầu cao hơn so với các tiêu chí chuẩn trước đây nên dẫn đến thực trạng một số trường đạt chuẩn rồi nhưng rớt hạng, nhiều trường không đạt chuẩn do không đảm bảo diện tích, thiếu nhà đa năng...”. Quan điểm của ngành giáo dục là không chạy theo thành tích, phải có lộ trình đầu tư bài bản, không vì đạt chuẩn mà làm mang tích tạm thời, cần có kế hoạch mang tính ổn định, bền vững lâu dài hơn. Đồng thời, đại diện ngành giáo dục thông tin về giải pháp liên quan thực hiện chủ trương phân luồng học sinh; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên miền núi và các biện pháp để giảm đến mức thấp nhất tình trạng học sinh nghỉ học ở các huyện miền núi.

Tác giả: Thanh Tâm

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website