Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Phiên bản di động Phiên bản đầy đủ

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội

Người đăng: Administrator Account Lượt xem: 1014

Sáng ngày 31.7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để nghe báo cáo về nội dung (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 43/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Nghị quyết 43); (2) Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang hưởng chính sách người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Nghị quyết 14).

UBND tỉnh nghe Sở Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo nội dung sửa đổi Nghị quyết 43/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh

Liên quan đến nội dung Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 43, căn cứ theo mức chuẩn Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 01/7/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Nghị định 76), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng cần quy định lại mức chuẩn trợ giúp xã hội là 500.000 đồng/tháng; đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số quy định hỗ trợ đối với các đối tượng bảo trợ xã hội được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập, như: bổ sung các đối tượng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp nhận vào các cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; việc hỗ trợ chi phí mai táng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP với mức tối thiểu là 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội, tương đương với 25 triệu đồng, theo đó, sẽ bãi bỏ điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 43….Về đối tượng thực hiện, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề ra 02 phương án (Phương án 1: Giữ nguyên 07 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội như Nghị quyết 43, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 125 tỷ đồng/năm  trong đó, kinh phí hỗ trợ cho đối tượng Người bị mắc một trong các bệnh hiểm nghèo theo quy định của cơ quan y tế có thẩm quyền, trừ những người được hưởng chế độ tiền lương; tiền công; lương hưu; các chế độ chính sách trợ cấp, trợ giúp, phụ cấp ưu đãi thường xuyên, hằng tháng” khoảng 77 tỷ đồng. Phương án 2: Đưa đối tượng này ra khỏi nhóm đối tượng được hỗ trợ trợ cấp hàng tháng, chỉ hỗ trợ đóng BHYT theo mức đóng đối với hộ gia đình, theo đó, dự kiến kinh phí thực hiện khoảng 40 tỷ đồng/năm.

Tại cuộc họp đa số các đại biểu cho rằng việc sửa đổi Nghị quyết là cần thiết nhằm kịp thời cụ thể hoá quy định của trung ương và đảm bảo không làm gián đoạn chính sách hỗ trợ, hơn nữa đây chính sách này áp dụng cho nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, có một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết, cụ thể: không quy định lại mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh vì theo Nghị định số 76 của Chính phủ, HĐND tỉnh chỉ quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội khi mức chuẩn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này (500.000 đồng/tháng); về đối tượng hỗ trợ, đề nghị vẫn giữ lại nhóm đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo như phương án 1, tuy nhiên, đề nghị địa phương, các cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 43 (đối tượng nằm trong danh mục 42 bệnh hiểm nghèo); điều chỉnh hệ số trợ cấp của một số nhóm đối tượng tuy nhiên không làm giảm đi mức hỗ trợ so với trước đây.

Tại cuộc họp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng báo cáo nội dung liên quan việc sửa đổi Nghị quyết số 14. Tuy nhiên, qua thảo luận, đa số đại biểu thống nhất không sửa đổi Nghị quyết này vì tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 14 quy định rõ “3. Khi ngưỡng trên mức sống trung bình từng khu vực, mức chuẩn trợ giúp xã hội hằng tháng được cấp có thẩm quyền điều chỉnh thì mức hỗ trợ cải thiện mức sống của các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết này được điều chỉnh theo mức tương ứng.” Do đó, các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo vẫn áp dụng theo mức chuẩn trợ giúp xã hội của Nghị định số 76 (500.000 đồng/tháng) và không phải sửa đổi Nghị quyết 14.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý và hoàn chỉnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 43, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp chuyên đề tháng 9/2024. Ngoài ra, đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong công tác tham mưu nội dung liên quan về kinh phí thực hiện nghị quyết.

Tác giả: Hải Yến

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và khát vọng dân chủ


Liên kết web

select

Liên kết Website